Theo ghi nhận thực tế của phóng viên, tình trạng phương tiện vận tải hàng hóa mang biển kiểm soát Lào đi qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo – tỉnh Quảng Bình thời gian qua có dấu hiệu tăng đột biến. Đặc biệt, các phương tiện này đều đã hoán cải, nối thêm trục để chở được nhiều hàng hóa hơn nên thường hay được gọi với biệt danh “xe 2 khúc” với tải trọng trên dưới 70 tấn.
Vị trí chiến lược Cửa khẩu Cha Lo
Cửa khẩu Cha Lo nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh, kết nối với quốc lộ 12A của Việt Nam và quốc lộ 8 của Lào. Đây là điểm giao thương quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, du lịch và giao lưu văn hóa giữa hai nước.
Với lợi thế hành lang kinh tế quốc lộ 12A, kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo sẽ bảo đảm liên kết, hợp tác với các khu kinh tế cửa khẩu trong khu vực như: Lao Bảo, Cầu Treo và Khu kinh tế Vũng Áng... Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo còn nằm trong 9 tỉnh của 3 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan có sử dụng chung đường 8 và đường 12.
Từ khi cầu Hữu Nghị 3 nối giữa Thái Lan và Lào đưa vào sử dụng, tuyến quốc lộ 12A được xác định là tuyến đường ngắn nhất, góp phần giảm chi phí cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Cha Lo về Việt Nam và đi qua các nước thứ 3.
Đoạn đường từ cầu Hữu Nghị 3 đến Cha Lo đã được Chính phủ Lào đầu tư nâng cấp mở rộng, xây dựng mới trạm kiểm soát liên ngành, bãi kiểm hóa nhằm bảo đảm phục vụ tốt các hoạt động giao thương tại khu vực. Quốc lộ 12A nối cửa khẩu đến Khu kinh tế Hòn La và Khu kinh tế Vũng Áng được đầu tư nâng cấp, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu và góp phần phát triển kinh tế dân sinh và an ninh-quốc phòng trong khu vực.
Các điểm du lịch xung quanh Cửa khẩu Cha Lo
Thác Mơ nằm ở địa phận xã Hóa Hợp, huyện Minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình, cách trung tâm thành phố Đồng Hới tầm 100km về hướng Tây, ngay cạnh con đường Hồ Chí Minh.
Là điểm du lịch chưa được quá nhiều người biết tới nên thác Mơ Quảng Bình vẫn giữ được nét nguyên sơ của mình. Ngọn thác nằm giữa một khu rừng nguyên sinh rộng lớn. Đi từ bên ngoài là bạn có thể nghe được âm thanh tiếng thác chảy ầm ầm ở con thác.
Nhìn từ trên cao xuống, Thác Mơ hiện đẹp thơ mộng, trữ tình. Những dòng nước đổ thẳng từ vách đá xuống, chảy tràn qua từng bậc rồi tạo thành dòng thác trắng xóa tung bọt khắp không gian.
Làng Tân Hoá nằm trong thung lũng rộng lớn và bằng phẳng, được ôm trọn bởi dãy núi đá vôi trùng điệp, hùng vĩ, cùng dòng sông Rào Nan uốn lượn chảy qua thung lũng.
Được định hướng phát triển theo mô hình làng du lịch thích ứng với thời tiết, cung cấp các trải nghiệm đa dạng cho du lịch từ homestay ( Rural Home) , trải nghiệm công việc làm nông, ăn uống tại nhà dân, xã miền núi Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) được vinh danh "Làng du lịch tốt nhất thế giới" năm 2023.
Tú Làn Lodge nằm dọc triền núi thôn Yên Thọ thuộc xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thị trấn Phong Nha khoảng 70km về hướng Tây Bắc.
Tú Làn Lodge được thiết kế kết hợp giữa sự sang trọng, hiện đại và sự hài hòa với thiên nhiên, toàn bộ khuôn viên được bao bọc bởi những cảnh quan của cánh đồng cỏ bao la được ôm trọn bởi những dãy núi đá vôi hùng vĩ chạy xa tít chân trời.
Địa chỉ: nằm trong địa phận xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Hồ Yên Phú mang vẻ đẹp yên bình, được bao bọc xung quanh bởi những dãy núi cao lớn hùng vĩ, những cánh đồng xanh trải dài, có những đàn trâu gặm cỏ… khiến ai được đặt chân đến đều cảm giác sững sờ và mê mẩn. Đây chính là địa điểm mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến vớ Minh Hóa.
Chợ Quy Đạt là một khu chợ lớn và sầm uất ở thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Chợ nằm trên trục đường Hồ Chí Minh, cách thành phố Đồng Hới khoảng 100 km. Chợ Quy Đạt là nơi giao thương hàng hóa quan trọng của khu vực miền tây Quảng Bình.
Nhưng nơi đây còn nhiều hơn thế, độc đáo nhất là hội Rằm tháng ba - một nét văn hóa không thể thiếu của người Minh Hóa. Vào tháng 3 âm lịch cũng là lúc người dân nơi đây nhộn nhịp, hào hứng chuẩn bị cho Rằm tháng ba. Đặc biệt là phiên chợ tình, nơi mà ai cũng háo hức được đi.
Đập Ba Nương thuộc xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, là đập chứa nước lớn nhất của cả huyện. Tới đây, bạn như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh bởi vẻ đẹp hùng vĩ, trong lành của thiên nhiên, núi rừng sông nước pha một chút bí ẩn.
Trong công văn số 62/CV-HH của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) do Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền ký, gửi Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình và Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo cho biết, trên cơ sở ý kiến phản ánh liên tục trong thời gian gần đây của các thành viên hiệp hội, VATA được thông tin nhiều doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa quá cảnh đang gặp nhiều khó khăn tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình).
Cụ thể, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo đã tạm dừng đưa hàng hóa quá cảnh qua khu vực giám sát hải quan đối với nhiều doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc trường hợp hàng hóa quá cảnh theo Điều 8 khoản 2 điểm a của Nghị định 128/2020/NĐ- CP của Chính phủ ngày 19/10/2020 (“XPVPHC”).
Theo đó, Hiệp hội cho rằng việc tạm dừng hàng hoá qua khu vực giám sát hải quan và xử phạt vi phạm hành chính nêu trên đối với các doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá quá cảnh là không phù hợp.
Hiệp hội Vận tải ô tô lấy dẫn chứng, theo Điều 73.3 của Luật Hải quan, việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với hàng hóa quá cảnh.
Tại Công văn số 7396/TCHQ-ĐTCBL của Tổng cục Hải quan ngày 20/11/2020 gửi cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa quá cảnh (Công văn 7396), Tổng cục Hải quan đã yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chỉ kiểm tra thực tế hàng hóa, khám xét đối với các container, phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh có dấu hiệu vận chuyển hàng cấm, không đi đúng tuyến đường và không đúng thời gian quy định.
"Do vậy, hiệp hội cho rằng các thông báo gần đây của Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo về việc tạm dừng đưa hàng hóa quá cảnh qua khu vực giám sát hải quan là không phù hợp với Điều 73 của Luật Hải quan và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại Công văn 7396", ông Quyền cho biết.
Thông tin về hàng hóa và số lượng hàng hóa quá cảnh là do bên thuê dịch vụ quá cảnh (chủ hàng nước ngoài) cung cấp. Các doanh nghiệp chỉ khai hải quan dựa theo thông tin do chủ hàng nước ngoài cung cấp.
Hàng hóa quá cảnh được chứa trong các container đều có niêm phong. Các doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá quá cảnh nhận hàng từ phương tiện vận tải của chủ hàng nước ngoài chuyển qua phương tiện vận tải của các doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá quá cảnh. Việc nhận hàng được thực hiện trong khu vực giám sát của hải quan cửa khẩu nhập và có sự chứng kiến, giám sát của cán bộ hải quan cửa khẩu nhập.
Ngay sau khi hàng hóa quá cảnh chuyển qua phương tiện của các doanh nghiệp vận chuyển, các container hàng hóa quá cảnh được kẹp chì niêm phong của cơ quan hải quan cửa khẩu nhập. Do vậy, các doanh nghiệp vận chuyển không thể can thiệp vào hàng hóa quá cảnh trong các container kẹp chì niêm phong.
Theo hợp đồng dịch vụ quá cảnh, chủ hàng nước ngoài và doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá quá cảnh thống nhất thỏa thuận là chủ hàng nước ngoài phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa quá cảnh. Điều này nghĩa là các doanh nghiệp vận chuyển không chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa quá cảnh.
Theo quy định của Điều 253 của Luật Thương mại và Điều 43.3 của Nghị định 08/2015/NĐ-CP2, các doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá quá cảnh có trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng niêm phong. Trên thực tế, các doanh nghiệp này không được phép mở các container ra để kiểm tra hàng hóa và số lượng hàng hóa quá cảnh trước khi làm thủ tục hải quan.
"Do vậy, các doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá quá cảnh không có lỗi trong hành vi của chủ hàng nước ngoài liên quan đến hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc trường hợp hàng hóa quá cảnh", Hiệp hội nhấn mạnh.
Theo Điều 2.1 và Điều 2.2 của Luật Xử lý vi phạm hành chính”, xử phạt vi phạm hành chính là việc xử phạt đối với hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Do doanh nghiệp vận chuyển không có lỗi nên việc xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp vận chuyển liên quan đến hành vi khai sai nêu trên là không áp dụng đúng đối tượng vi phạm và cũng không phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Từ các lý do nêu trên, VATA kiến nghị Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình và Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo không tạm dừng hàng hóa quá cảnh qua khu vực giám sát hải quan nếu không có căn cứ rõ ràng về việc doanh nghiệp VCHHQC vận chuyển hàng cấm, không đi đúng tuyến đường và không đúng thời gian quy định theo đúng chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại Công văn 7396.
VOV.VN - Sau khi Hiệp hội Vận tải ô tô gửi văn bản, Tổng cục Hải quan đã có chỉ đạo, yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố giám sát, không giải quyết thủ tục hải quan đối với xe quá khổ giới hạn vận chuyển hàng hóa quá tải từ bên kia biên giới vào nội địa nước ta.
"Không xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa quá cảnh liên quan đến hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc trường hợp hàng hóa quá cảnh theo Điều 8 khoản 2 điểm a của Nghị định 128/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2020", Chủ tịch VATA kiến nghị.
Đồng thời, VATA đề nghị xem xét phối hợp với các Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập để có cơ chế kiểm tra thực tế hàng hóa tại hải quan cửa khẩu nhập của Việt Nam mà không kiểm tra thực tế hàng hóa tại hải quan cửa khẩu xuất của Việt Nam và chỉ xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm khai sai của chủ hàng nước ngoài./.
Trước đó, Báo điện tử VOV đưa tin, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo, tỉnh Quảng Bình đã tạm dừng đưa hàng hóa quá cảnh qua khu vực giám sát hải quan đối với nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc trường hợp hàng hóa quá cảnh theo Điều 8 khoản 2 điểm a của Nghị định 128/2020 của Chính phủ. Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, việc tạm dừng hàng hoá qua khu vực giám sát hải quan và xử phạt vi phạm hành chính nêu trên đối với các doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá quá cảnh là không phù hợp.
Ông Nguyễn Văn Hệ, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa qua, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo đã đề nghị kiểm tra thực tế, khám xét đối với 12 container trong tổng số 445 container hàng hóa quá cảnh từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình), số còn lại đã được xuất cảnh. Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 5 container vi phạm với hành vi khai sai so với thực tế về số lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa, trong đó 2 container có dấu hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ. Việc kiểm tra áp dụng theo quy định của Điều 253 của Luật Thương mại và theo nguồn tin báo của Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm. Theo Điều 253 của Luật Thương mại, người cung cấp dịch vụ vận tải phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa quá cảnh trong thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp vận chuyển liên quan đến hành vi khai sai là đúng luật.
Đối với đề nghị của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam về việc không xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa quá cảnh liên quan đến hành vi khai sai so với thực tế, Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình cho rằng, xử phạt là cần thiết theo đúng Nghị định 128/2020 của Chính phủ. Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình sẽ báo cáo Tổng cục Hải quan đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi phù hợp.
Ông Nguyễn Văn Hệ cho biết, việc dừng hàng hóa quá cảnh để kiểm tra là bình thường, quan điểm của Luật Hải quan thì việc kiểm tra, giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm và dựa trên cơ sở thu thập thông tin và quản lý rủi ro nên đã kiểm tra 12 trong tổng số 445 container hàng hóa.
“Việc kiểm tra, giám sát Hải quan dựa trên cơ sở có thông tin về dấu hiệu vi phạm và thông tin ở đây là của Cục điều tra Chống buôn lậu. Trên thực tế, những người làm thủ tục tại Hải quan họ đã hiểu và đã ký vào biên bản nhận lỗi, biết lỗi và ký vào biên bản và đã xử lý”, ông Nguyễn Văn Hệ thông tin./.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.