To Trình Xin Hỗ Trợ Kinh Phí Công Đoàn

To Trình Xin Hỗ Trợ Kinh Phí Công Đoàn

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cách soạn “Mẫu đơn xin hỗ trợ kinh phí sửa nhà mới nhất” một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Điều kiện để hỗ trợ và yêu cầu về chất lượng nhà ở được quy định như thế nào?

Điều kiện để hỗ trợ và yêu cầu về chất lượng nhà ở đảm bảo người dân có điều kiện sống tốt và an toàn trong ngôi nhà của họ đóng vai trò quan trọng trong phát triển xã hội. Nhà ở không chỉ là nơi cung cấp mái ấm, mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh, và an toàn cho cư dân. Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền thường đặt ra các quy định và tiêu chuẩn về điều kiện cần đáp ứng để được hỗ trợ trong việc sở hữu hoặc cải tạo nhà ở.

Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 102 Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:

“Điều 102. Hỗ trợ kinh phí để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với nhà ở tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng

Nhà ở mà hộ gia đình hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở là nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây, trừ những hộ gia đình đã được hỗ trợ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở) với các mức độ như sau:

a) Nhà ở phải phá dỡ để xây mới nhà ở.

b) Nhà ở phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

2. Mức hỗ trợ để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng nghiên cứu, thiết kế tối thiểu 03 mẫu nhà ở điển hình, kèm theo dự toán kinh phí đầu tư xây dựng, dự trù vật liệu chủ yếu, phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương để phổ biến, giới thiệu cho các hộ gia đình tham khảo, nghiên cứu áp dụng xây dựng nhà ở phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng hộ.

b) Đối với trường hợp nhà ở phải phá dỡ để xây dựng lại thì sau khi được hỗ trợ, nhà ở mới được xây dựng phải đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2; trường hợp hộ độc thân thì diện tích xây dựng nhà ở nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 24 m2. Nhà ở xây dựng mới phải đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng), độ bền tối thiểu 20 năm.

c) Đối với trường hợp nhà ở phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở thì sau khi sửa chữa phải bảo đảm tiêu chuẩn “2 cứng” (khung – tường cứng, mái cứng), có tuổi thọ từ 10 năm trở lên, nhưng không yêu cầu phải đúng tiêu chuẩn về diện tích sử dụng quy định tại điểm b khoản này.”

Hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà ở cho người có công

Việc hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà ở cho người có công yêu cầu sự tổ chức và quản lý cẩn thận để đảm bảo công trình được thực hiện một cách công bằng và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các quy định, điều kiện và quy trình liên quan đến việc hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà ở cho những người có công với đất nước.

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 09/2013/TT-BXD quy định về xác định đối tượng được hỗ trợ về nhà ở

“Điều 3. Xác định đối tượng được hỗ trợ về nhà ở

Đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là người có tên trong danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý tại thời điểm Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành.

Đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15 tháng 6 năm 2013 (ngày Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành) tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện sau:

a) Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới;

b) Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung – tường và thay mới mái nhà”.

Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 98/2013/TT-BTC quy định về mức hỗ trợ như sau:

“Điều 4. Đối tượng, mức hỗ trợ và nguồn vốn thực hiện

2. Mức hỗ trợ về nhà ở từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương):

– 40 (Bốn mươi) triệu đồng/hộ đối với trường hợp nhà ở hiện có bị hư hỏng nặng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mới

– 20 (Hai mươi) triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở hiện có.”

(*) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Biên bản kiểm tra hiện trạng, điều kiện nhà ở thuộc đối tượng được hỗ trợ của UBND cấp xã;

– Giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng;

Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

– Chứng minh thư nhân dân (bản sao có chứng thực);

– Nơi nộp hồ sơ: Gia đình muốn được hỗ trợ một phần để xây dựng hoặc sửa lại nhà ở, có thể làm hồ sơ gửi lên Ủy ban Nhân dân cấp xã. Sau đó Ủy ban nhân dân cấp xã đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Tải ngay: Mẫu đơn xin hỗ trợ kinh phí sửa nhà mới nhất

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã để lại nhiều hậu quả. Trong tinh thần chia sẻ và thực hiện nhiệm vụ quan tâm chăm lo tới đoàn viên, các cấp công đoàn tỉnh Thái Bình có nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó, giúp đoàn viên ổn định cuộc sống và yên tâm sản xuất.

Trên vùng đất bãi ven sông Trà Lý, anh Nguyễn Đình Long ở xã Hồng Bạch, huyện Đông Hưng nuôi thả hàng nghìn cá các loại  cùng 5 vạn ếch. Nhưng bão lũ vừa qua khiến gia đình trở tay không kịp. May là nhờ sự hỗ trợ từ công đoàn cơ sở xã, gia đình anh phần nào cứu vớt được tài sản.

Ông Nguyễn Văn Huỳnh, Chủ tịch công đoàn cơ sở xã Hồng Bạch, huyện Đông Hưng: Trước khi bão tới thì tất cả là cán bộ công đoàn và một số đồng chí của Hội nông dân đã về hỗ trợ cùng với gia đình anh Long. Chúng tôi cùng gia đình đã chuyển được khoảng độ hơn chục tấn ếch.

Anh Nguyễn Đình Long, xã Hồng Bạch, huyện Đông Hưng:Trong lúc khó khăn như thế thì gia đình cảm thấy rất  xúc động với sư giúp đỡ kịp thời như vậy.

Những ngày mưa bão vừa qua, mực nước tại các sông lên cao và được cảnh báo ở mức báo động có thời điểm trên cấp 3. Các địa phương đã phải triển khai các đội hình trực 24/24 h tại các điếm canh đê để sẵn sàng các phương án khi có tình huống nguy hiểm xẩy ra.

Tại điểm canh trực đê, công đoàn cũng đã thăm hỏi, động viên quan tâm việc ăn ở của các thành viên tham gia túc trực.

Anh Nguyễn Văn Trà, trưởng điếm canh đê số 9, huyện Đông Hưng: Công Đoàn đến động viên chúng tôi cũng thấy ấm lòng.  Chúng tôi thay mặt tổ canh  nước ở đê cám ơn các công đoàn và các đoàn thể.

Cũng tại các doanh nghiệp của huyện Đông Hưng, nhiều giải pháp được Công đoàn công ty tham mưu đã giúp người lao động yên tâm chống bão và quay trở lại làm việc bình thường.

Chị Vũ Thị Thanh Huyền, Phó chủ tịch công đoàn Công ty TNHH may mặc Vjone: Chúng tôi có 1 cái ý kiến đề xuất lên ban lãnh đạo của công ty và cho công nhân được nghỉ sớm để phòng chống bão. Hiện nay chúng tôi cũng đang cập nhật và cũng đang chờ cái báo cáo của ban chấp hành công đoàn tại các bộ phận báo cáo lên là xem có những gia đình nào mà bị ảnh hưởng thiệt hại của chúng tôi sẽ sắp xếp và lên cái kế hoạch hỗ trợ cho người lao động.

Trước những ảnh hưởng nặng nề của bão số 3, việc làm kịp thời của các cấp Công đoàn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc; thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, “chung lưng đấu cật” cùng chính quyền và nhân dân địa phương khắc phục hậu quả do thiên tai, nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất”.

Ngày 05/01/2024, Ban Công đoàn Quốc phòng đã tổ chức trao tặng kinh phí sửa nhà “Mái ấm công đoàn - nghĩa tình đồng đội” cho đoàn viên Trần Thị Phượng, đoàn viên Công đoàn cơ sở Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình thuộc Công đoàn Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có khó khăn về nhà ở với số tiền 35.000.000 đồng.

Tham dự buổi trao tặng về phía Ban Công đoàn Quốc phòng có Đại tá Nguyễn Đình Đức, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng ban Công đoàn Quốc phòng.

Về phía Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có Đại tá Phạm Văn Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Đoàn 969, Phó Chính ủy; đại diện các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng, Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình.

Đại tá Nguyễn Đình Đức, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng ban Công đoàn Quốc phòng trao kinh phí hỗ trợ sửa nhà cho đoàn viên công đoàn Trần Thị Phượng.

Đại tá Nguyễn Đình Đức, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng ban Công đoàn Quốc phòng chia sẻ: Chương trình hỗ trợ “Mái ấm công đoàn” là một chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, "Lá lành đùm lá rách" trong cán bộ, đoàn viên công đoàn. Thể hiện tình cảm, sự quan tâm của các cấp công đoàn đến đời sống của cán bộ, đoàn viên trong toàn quân nói chung và đoàn viên công đoàn Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng. Chương trình đã góp phần tạo dựng niềm tin, hiện thực hóa những ước mơ an cư của đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Đại tá Nguyễn Đình Đức, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng ban Công đoàn Quốc phòng phát biểu

Trước đó, vào khoảng 15h ngày 15/12/2023, căn nhà của đồng chí Phượng không may gặp hoả hoạn, hậu quả căn nhà bị thiêu trụi hoàn toàn. Sau thời gian phát động (từ ngày 20/12/2023 đến ngày 05/01/2024) của tổ chức Công đoàn Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể cán bộ, nhân viên, đoàn viên công đoàn đã tham gia ủng hộ với tổng số tiền 50.000.000 đồng. Cùng với đó, Công đoàn Bộ Tư lệnh đã trợ cấp khó khăn đột xuất 3.000.000 đồng cho gia đình đồng chí Trần Thị Phượng.

Đại tá Phạm Văn Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Đoàn 969, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng phát biểu.

Thượng tá Nguyễn Gia Chinh, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trao quà quyên góp, ủng hộ cho đồng chí Trần Thị Phượng.

Phát biểu tại buổi trao tặng, Đại tá Phạm Văn Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Đoàn 969, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đã gửi lời cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của Ban Công đoàn Quốc phòng. Đồng chí khẳng định: Chương trình nhà ở “Mái ấm công đoàn, nghĩa tình đồng đội” luôn được công đoàn Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng xác định là một nội dung công tác lớn của tổ chức công đoàn; đồng thời là hoạt động thiết thực của các cấp công đoàn thể hiện sự đổi mới cả về hình thức và nội dung hoạt động của công đoàn nhằm hướng về cơ sở, hướng về đoàn viên. Chương trình mang ý nghĩa thiết thực, thể hiện truyền thống tốt đẹp và giàu tính nhân văn nhằm giúp cho đoàn viên công đoàn có chỗ ở ổn định; từ đó yên tâm lao động sản xuất và công tác, tạo ra sự gắn bó giữa đoàn viên, công nhân viên chức, người lao động với tổ chức công đoàn, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Giữ gìn lâu dài bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị văn hóa của Công trình Lăng trong giai đoạn mới./.