Phần mềm kế toán là gì? Top 8 các phần mềm kế toán miễn phí được ưa chuộng nhất - Tải phần mềm kế toán excel, SSE Accounting, LinkQ, 3TSoft… miễn phí
Tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán miễn phí phù hợp
Phần mềm kế toán miễn phí là lựa chọn sử dụng tối ưu cho các cá nhân, tổ chức đang cần một giải pháp kế toán hiệu quả nhưng chưa có đủ ngân sách riêng hoặc đang cần tìm hiểu trước khi đăng ký mua các phần mềm kế toán thương mại.
Để lựa chọn được phần mềm kế toán miễn phí tốt, phù hợp, bạn có thể căn cứ vào các tiêu chí:
Cái tên đầu tiên được nhắc đến trong top phần mềm kế toán miễn phí, thông dụng chính là Excel. Không chỉ là công cụ tin học văn phòng vô cùng quen thuộc, Excel còn được sử dụng như một phần mềm kế toán miễn phí hiệu quả với các ưu điểm nổi bật như:
Nếu doanh nghiệp của bạn đang hoạt động với quy mô nhỏ, các nghiệp vụ kế toán cần thực hiện đơn giản, nguồn thông tin và dữ liệu không quá lớn thì phần mềm kế toán Excel chính là lựa chọn đáng cân nhắc.
LinkQ là phần mềm kế toán quản trị được thiết lập dựa trên các công cụ lập trình tiên tiến, cơ sở dữ liệu SQL, tích hợp font chữ đa dạng. Đây là lựa chọn phù hợp cho cả loại hình doanh nghiệp Việt Nam lẫn doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh.
Những điểm cộng có thể kể đến của phần mềm kế toán LinkQ gồm:
Cái tên tiếp theo được nhắc đến trong danh sách này chính là 3TSoft. Đây được đánh giá là một trong những phần mềm kế toán được người dùng ưa chuộng hiện nay (hơn 8.000 khách hàng đã sử dụng) bởi thiết lập tích hợp nhiều tính năng vượt trội như: kế toán công trình, kế toán vật tư, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán sản xuất - giá thành, kế toán tổng hợp, kế toán tổng hợp… giúp giải quyết triệt để các nghiệp vụ kế toán phát sinh, nâng cao hiệu quả công việc.
Không chỉ vậy, phần mềm kế toán 3TSoft còn cung cấp các tính năng nổi bật như:
SSE (Solution Softᴡare Enterpriѕe) là phần mềm kế toán miễn phí được phần lớn người dùng hiện nay đánh giá cao bởi những tiện ích mang lại như:
Easy Book là phần mềm kế toán online có tích hợp đầy đủ các nghiệp vụ kế toán, quản lý tài chính, giúp kế toán viên có thể theo dõi thu chi, công nợ dễ dàng và hỗ trợ nhà lãnh đạo đánh giá hiệu quả kinh doanh nhanh chóng, chính xác. Với thiết kế giao diện đơn giản, dễ sử dụng, phần mềm kế toán này đặc biệt phù hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau.
Sử dụng Easy Book, người dùng có thể cảm thấy an tâm bởi phần mềm được thiết lập hệ thống bảo mật tuyệt đối với nhiều lớp và cấp độ, có tính năng cảnh báo khi người dùng hạch toán không hợp lệ, tồn quỹ âm, kho âm và các bút toán không tuân thủ nguyên tắc kế toán.
Bạn có thể trải nghiệm bản phần mềm dùng thử miễn phí của Easy Book với 1000 chứng từ/tháng.
Chính thức ra mắt thị trường vào năm 1997, phần mềm kế toán Fast Accounting hiện đã có hơn 20.000 khách hàng, đối tác tin tưởng lựa chọn với các tính năng vượt trội như:
Bản dùng thử miễn phí của phần mềm Fast Accounting hiện tại được cung cấp với đầy đủ các tính năng, không bị giới hạn về thời gian sử dụng.
Tương tự Easy Book, Moka cũng là một phần mềm kế toán online, cho phép người dùng có thể truy cập và xử lý công việc bất cứ khi nào với nhiều tính năng ưu việt như:
Với lịch sử phát triển lâu đời (từ năm 1994) cùng các ưu điểm nổi trội như giao diện thân thiện, dễ sử dụng, độ bảo mật tốt và độ chính xác cao, các sản phẩm phần mềm kế toán của MISA là một trong những lựa chọn thông dụng nhất hiện nay (hơn 130.000 doanh nghiệp đang sử dụng), đặc biệt là phần mềm kế toán MISA SME.
Phần mềm MISA SME được thiết kế với đầy đủ các nghiệp vụ như: nghiệp vụ thuế, nghiệp vụ ngân sách, nghiệp vụ lương, hợp đồng, ngân sách, giá thành, nghiệp vụ kho, quản lý đơn, nghiệp vụ ngân hàng, thủ quỹ, quỹ tiền mặt… Đây được đánh giá là phần mềm phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp quản lý tình hình tài chính - kế toán của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Bản dùng thử phần mềm kế toán MISA SME hiện đang được cung cấp miễn phí với đầy đủ các tính năng trong thời hạn 15 ngày.
Các câu hỏi liên quan đến việc lựa chọn phần mềm kế toán miễn phí
Phần mềm kế toán được biết đến rộng rãi là hệ thống chương trình máy tính có chức năng xử lý tự động các thông tin kế toán một cách nhanh chóng, hiệu quả thông qua các nghiệp vụ nhập liệu.
2. Có thể lựa chọn phần mềm kế toán miễn phí phù hợp dựa trên tiêu chí nào?
Các tiêu chí giúp lựa chọn phần mềm kế toán miễn phí phù hợp gồm:
3. Nên lựa chọn phần mềm kế toán miễn phí nào?
Bạn có thể tham khảo các phần mềm kế toán thông dụng, miễn phí sau đây:
4. Thời hạn dùng thử miễn phí của phần mềm kế toán MISA SME có bị giới hạn không?
Có. Bản dùng thử phần mềm kế toán MISA SME có thời hạn sử dụng là 15 ngày.
5. Bản dùng thử của phần mềm kế toán Fast Accounting có bị hạn chế tính năng không?
Không. Bản dùng thử của phần mềm kế toán Fast Accounting cung cấp đầy đủ các tính năng, không bị giới hạn về thời gian sử dụng.
1. Khả năng nhập dữ liệu địa hình:
- Nhập trực tiếp số liệu địa hình trên màn hình đồ hoạ.
- Nhập số liệu địa hình từ bản vẽ hiện trạng dạng AutoCAD (*.dwg, *.dxf)
- Đọc số liệu từ tệp số liệu bên ngoài dưới dạng text.
- Chương trình cũng có khả năng hiệu chỉnh các số liệu địa hình ngay trên màn hình đồ hoạ...
2. Khả năng mô hình hoá bề mặt:
Sumac có thể mô hình hoá bề mặt địa hình trước và sau khi san lấp dưới dạng mặt cong 3 chiều.
Hoặc mô tả địa hình dưới dạng lưới tam giác.
3. Khả năng tạo đường đồng mức và bình đồ:
Sumac tạo đường đồng mức từ hệ lưới, cao độ giữa các đường đồng mức, mầu sắc, tần số xuất hiện đường đồng mức cái đều có thể thay đổi bởi người sử dụng.
Mỗi đường đồng mức đều là một đối tượng liền mạch trên bản vẽ (trong đa số các phần mềm khác cùng tính năng, các đường đồng mức đều rời rạc gây khó khăn trong việc quản lý các đối tượng đường đồng mức của người sử dụng)
4. Khả năng tạo mặt cắt địa hình:
Sumac tạo mặt cắt địa hình theo từng mặt cắt mà người sử dụng chỉ định, bước cọc, chiều cao chữ, tên mặt cắt có thể thay đổi.
5.Trợ giúp xây dựng đường đồng mức thiết kế:
Các kỹ sư thiết kế có thể khai báo một số điểm khống chế cao độ, từ các điểm khống chế cao độ này, chương trình sẽ xây dựng đường đồng mức thiết kế.
Sumac tính toán San Nền theo các kiểu tính toán thường thấy ở các kỹ sư Việt Nam:
- Tính toán San Nền dựa trên các điểm khống chế cao độ thiết kế: người sử dụng phải nhập các điểm địa hình cuối kỳ đủ để nội suy cao độ các mắt lưới dùng để tính toán khối lượng đào đắp. Kiểu tính toán này thường áp dụng cho tính toán thể tích sau khi đổ đất lên một khu đất nào đó – trong trường hợp này, người sử dụng có đầy đủ số liệu đo của định hình trước sau khi đổ đất.
- Tính toán San Nền dựa trên mặt phẳng thiết kế. Kiểu tính toán này thường được sử dụng trong tính toán san lấp của một khoảnh đất trong xây dựng.
- Tính toán San Nền dựa trên các đường đồng mức thiết kế: người sử dụng sẽ tự vạch các đường đồng mức trên bản vẽ và khai báo cao độ các đường đồng mức này hoặc khai báo một số điểm khống chế cao độ, chương trình sẽ tự vạch các đường đồng mức thiết kế.
- Tính toán khối lượng công tác đất tại taluy các cạnh của khu đất.
Mọi kết quả tính toán đều sẽ được kết xuất lên màn hình đồ hoạ, mỗi loại đối tượng của bản vẽ đều được sắp xếp theo các lớp bản vẽ (layer) riêng biệt. Kết quả tính toán trên bản vẽ có thể tuỳ biến hiển thị.
Kết quả tính toán san lấp được ghi lên từng ô trên bản vẽ và ghi tổng cộng theo từng hàng, cột của hệ ô lưới. Kết quả tính toán có khả năng kết xuất ra bản vẽ AutoCAD (*.dwg).
8. Kết xuất kết quả tính toán ra bảng tính Excel:
Kết quả tính toán san lấp cũng được xuất ra bảng tổng hợp khối lượng dưới dạng bảng Excel.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH CHƯƠNG TRÌNH SUMAC
Bước 1: Chuẩn bị số liệu hiện trạng
-Để thuận tiện trong quá trình làm việc, chúng ta sẽ làm việc trên cùng một bản vẽ hiện trạng. Vì vậy, bạn hãy tải về bản vẽ hiện trạng theo đường dẫn sau: http://pmxd.cic.com.vn/download/Sannen/HienTrangXMCamThuy.zip (4.04Mb)
-Mở bản vẽ bạn vừa tải về trên AutoCAD. Trên bản vẽ này, chúng ta thấy có đầy đủ các yếu tố địa hình như: đường đồng mức tự nhiên, điểm đo cao trình, các ghi chú,…
-Tuy nhiên, để phục vụ cho công việc tính toán san nền, chúng ta chỉ cần giữ lại các điểm đo địa hình tự nhiên mà thôi. Chính vì vậy, chúng ta sẽ xoá toàn bộ các đối tượng không cần thiết trên bản vẽ hiện trạng để không làm ảnh hưởng đến tốc độ tính toán của chương trình.
-Sau khi “làm sạch” bản vẽ hiện trạng, chúng ta xác định biên giới hạn các lô đất trên bản vẽ bằng cách vẽ các đường Polyline khép kín. Bạn có thể tham khảo bản vẽ đã được chỉnh sửa lại bằng cách tải file về theo đường dẫn sau: http://pmxd.cic.com.vn/download/Sannen/HienTrangOK.zip
-Dùng chức năng Save As của AutoCAD để ghi lại file hiện trạng ở định dạng AutoCAD 2000.
-Vào menu Tệp tin -> Nhập số liệu…
-Chọn file hiện trạng mà chúng ta đã chuẩn bị từ Bước 1, bấm nút Nhập dữ liệu
Bước 3: Khai báo địa hình tự nhiên (địa hình trước san lấp)
-Vào menu Địa hình TN -> Chuyển Text thành cọc tự nhiên
-Trên cửa sổ Chuyển Text thành cọc: bấm nút Chọn đối tượng -> chọn các đối tượng điểm đo dạng text trên màn hình đồ hoạ (cách chọn giống như thao tác trong AutoCAD) -> Bấm nút Đồng ý.
-Sau khi thực hiện các thao tác trên, chương trình sẽ chuyển toàn bộ các Text thành dạng điểm đo (mầu vàng – xanh)
Bước 4: Khai báo thông số thiết kế
-Vào menu Thông số TK -> Khai báo thông số nội suy
-Trên cửa sổ Thông số tính toán chọn Nội suy theo lưới tam giác, khai báo cạnh ô vuông Tính toán đào đắp 50
-Vào menu Thông số TK -> Khai báo biên giới hạn
-Trên cửa sổ Khai bái biên giới hạn, bấm nút Nhập -> chọn 2 đối tượng Polyline là đường biên giới hạn mà chúng ta đã vẽ sẵn trên AutoCAD ở bước 1
Bước 5: Khai báo địa hình thiết kế (địa hình sau san lấp)
-Vào menu Thông số TK -> Chêm điểm khống chế
-Trên cửa sổ Chêm điểm khống chế -> bấm nút Chọn điểm -> chọn 1 điểm trên màn hình đồ hoạ hoặc gõ trực tiếp toạ độ điểm bạn muốn khai báo điểm khống chế -> khai báo cao độ điểm khống chế này -> bấm nút Vẽ>>
-Trong ví dụ này chúng ta sẽ khai báo các điểm khống chế theo bảng sau:
-Vào menu Thông số TK -> Xây dựng đường đồng mức TK
-Trên cửa sổ Nhập đường đồng mức TK khai báo Bước ĐĐM=1, cao độ BĐ=30, bấm nút Tính toán
-Sau khi thực hiện các thao tác trên ta được kết quả như sau
Bước 6: Kết quả Mô hình hoá địa hình
-Vào menu Bình đồ -> Mô hình hoá bề mặt
-Trên cửa sổ Mô hình hoá bề mặt địa hình chỉ chọn Vẽ bề mặt địa hình theo điểm cao trình, bấm nút Đồng ý
-Đợi chương trình thực hiện tính toán, chọn hiển thị bản vẽ theo kiểu 3D ta được kết quả như hình dưới
-Ta cũng có thể tạo bề mặt địa hình bằng chức năng mô hình hoá bằng lưới tam giác hoặc tạo mặt cắt địa hình
Bước 7: Kết quả tính toán san nền
-Vào menu San lấp -> Kết xuất kết quả ra bản vẽ
-Trên cửa sổ Tính toán đào đắp – kết xuất kết quả ra bản vẽ, chọn Dữ liệu đường đồng mức TK, bấm nút Đồng ý
-Sau khi chương trình tính toán, ta có kết quả như hình vẽ dưới
Bước 7: Kết xuất kết quả ra AutoCAD
-Vào menu Tệp tin -> Xuất ra định dạng khác