Căn cứ theo quy định tại Điều tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
Nghĩa vụ quân sự bắt buộc nhưng cho lựa chọn hình thức nghĩa vụ
Các quốc gia này cho phép công dân quyền lựa chọn khi tham gia nghĩa vụ quân sự: dân sự, binh sĩ không vũ trang hoặc có vũ trang:
Đối tượng nào được đăng ký nghĩa vụ quân sự năm 2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
Theo như quy định trên, đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự gồm:
- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
- Công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đủ 18 tuổi trở lên.
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
(Theo khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015)
Tải trọn bộ các văn bản về nghĩa vụ quân sự hiện hành: Tải về
Để góp phần xây dựng an ninh quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .Ngày 19/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XIII, đã thông qua Luật nghĩa vụ quân sự và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2016. Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, mỗi gia đình cần động viên, giáo dục, khuyến khích con em mình nhận thức đúng về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với đất nước, tích cực tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định. Mỗi đoàn viên thanh niên cần ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, từng bước hiện thực khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Từ đó, xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lý tưởng cách mạng để phục vụ Tổ quốc và Nhân dân. Ngày nay, tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh, thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ quân sự, bảo vệ độc lập dân tộc. Luật nghĩa vụ quân sự là cơ sở để thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc - nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân đã được ghi nhận tại Hiến pháp 2013. II. ĐỐI TƯỢNG NHẬP NGŨ
1. Là công dân Việt Nam đủ từ 18 tuổi đến 25 tuổi đối với thanh niên có trình độ từ lớp 8 đến trung cấp chuyên nghiệp. Từ 18 tuổi đến 27 tuổi đối với thanh niên có trình độ cao đẳng, đại học, Từ 18 tuổi đến 28 tuổi đối với thanh niên đăng ký khám nghĩa vụ lần đầu đều phải chấp hành tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
2. Lý lịch rõ ràng, chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
4. Đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ theo quy định, Có trình độ văn hóa phù hợp.
II. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TẠM HOÃN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ.
1. Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
2. Là lao động trực tiếp phải nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân xã xác nhận.
3. Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sỹ quan, binh sỹ đang phục vụ tại ngũ, hạ sỹ quan, chiến sỹ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.
5. Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.
6. Cán bộ công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
7. Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông, đang được đào tạo trình độ đại học cao đẳng hệ chính quy.
*Lưu ý: Các đối tượng đang học tại các trường nghề, các trung tâm không thuộc diện tạm miễn, tạm hoãn luật NVQS.
III. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC MIỄN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ:
1. Con của liệt sỹ, con của thương binh hạng một.
2. Một anh hoặc em trai của liệt sỹ.
3. Một con của thương binh hạng hai, một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, một con của người nhiểm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
4. Cán bộ công chức, viên chức, thanh niên xng phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
IV. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ PHỤC VỤ TẠI NGŨ, XUẤT NGŨ VÀ THÂN NHÂN.
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ:
- Được đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng về quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; được đảm bảo chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội; được đảm bảo chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
- Từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định;
- Từ tháng thứ hai lăm trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
- Được tính nhân khẩu trong gia đình khi gia đình được giao hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở, đất xây dựng nhà ở và đất canh tác;
- Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;
- Trong trường hợp bị thương, bị bệnh khi làm nhiệm vụ thì được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật;
- Được nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế;
- Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
2. Đối với thân nhân hạ sĩ quan, quân nhân, binh sĩ.
- Bố, mẹ đẻ, bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo Luật của bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước đảm bảo.
- Con đẻ, con nuôi của hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ được miễn giảm học phí tại các cơ sở giáo dục, phổ thông công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ hy sinh, từ trần trong khi làm nhiệm vụ thì gia đình được hưởng chế độ yêu đãi của pháp luật.
3. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ
- Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ
- Trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáp dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó
- Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội thì khi xuất ngủ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và đảm bảo thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ, trường hợp cơ quan tổ chức đó giải thể thì cơ quan tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.
- Trước khi nhập ngũ đang làm việc tại các tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó có trách nhiệm tiếp nhận bố trí việc làm tiền lương, tiền công đảm bảo tương ứng với tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ.
*Sữa đổi bổ sung khoản 1, khoản 2 điều 3 như sau:
-Theo nghị định 37/2022/NĐ – CP mức phạt tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực Quốc phòng, cơ yếu, cá nhân là 75.000.000đ, đối với tổ chức là 150.000.000đ
*Sữa đổi bổ sung khoản 2 và khoản 3 điều 4 như sau:
+ Phạt từ 8.000.000đ đến 10.000.000đ với các hành vi sau:
- Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, không thực hiện đăng ký phục vụ nghành dự bị theo quy định. Không đăng ký NVQS khi thay đổi nơi cư trú, hoặc nơi làm việc.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ đăng ký NVQS lần đầu, đăng ký trong nghạch dự bị, đăng ký tạm vắng tạm trú thay đôi nơi cư trú theo quy định.
*Sữa đổi bổ sung điều 6 như sau:
+Phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với các hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong thông báo, mà không có lý do chính đáng.
+ Phạt từ 12.000.000đ đến 15.000.000đ đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe NVQS mà không có lý do chính đáng.
+ Phạt từ 15.000.000đ đến 20.000.000đ đối với các hành vi sau đây: Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả, phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh NVQS. Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá dưới 2.000.000đ cho cán bộ, nhân viên y tế, hoặc người khác làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra sức khỏe NVQS.
+ Phạt từ 25.000.000đ đến 30.000.000đ với các hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, sức khỏe NVQS.
*Sữa đổi bổ sung điều 7 như sau:
+ Phạt từ 30.000.000đ đến 40.000.000đ đối với các hành vi không có mặt đúng thời gian địa điểm tập trung ghi trong lệnh nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
+ Phạt từ 40.000.000đ đến 50.000.000đ đối với các hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi có kết quả khám sức khỏe, đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
+ Phạt từ 50.000.000đ đến 75.000.000đ đối với các hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
*Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện NVQS đối với người có hành vi, vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều này
+ Về truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Theo điều 332 Bộ luật hình sự năm 2015 sữa đổi, bổ sung năm 2017, nếu bị xử phạt hành chính về hành vi trốn tránh NVQS, hoặc bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì xẻ bị phạt cải tạo giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 2 tháng đến 3 năm.
- Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như. Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình lôi kéo người khác phạm tội mức phạt tối đa là 5 năm tù.
Bài viết của đồng chí Lê Văn Ba CHT Ban CHQS xã
Nghĩa vụ quân sự hay còn gọi là quân dịch là một nghĩa vụ bắt buộc của công dân. Ở những nước có quy định việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc, công dân được yêu cầu phải gia nhập quân đội trong một thời gian nhất định, bất chấp việc những người này có muốn hay không. Nếu không chấp hành nghĩa vụ quân sự, công dân đó có thể chịu sự trừng phạt của pháp luật.
Bên cạnh nghĩa vụ quân sự, công dân có thực hiện những nghĩa vụ khác tương đương với nghĩa vụ quân sự. Ở một số nước, nếu công dân không thể thực hiện nghĩa vụ quân sự vì niềm tin tôn giáo hoặc sức khỏe, họ có thể được yêu cầu tham gia nghĩa vụ dân sự như làm việc tại một cơ quan thuộc chính phủ. Ở Việt Nam, bên cạnh nghĩa vụ quân sự còn có hình thức nghĩa vụ công an và dân quân tự vệ. Nghĩa vụ quân sự đã xuất hiện từ thởi cổ đại tại nhiều quốc gia khác nhau. Ngày nay, trên thế giới vẫn có nhiều nước thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc, cũng có nhiều nước trước đây thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng sau đó đã bãi bỏ.
Đối tượng tham gia nghĩa vụ quân sự hầu như là nam giới trong độ tuổi thanh niên, nữ giới thì được miễn. Trong những năm gần đây, cách thi hành này đã bị chỉ trích vì nó vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới. Các nhà hoạt động vì quyền nam giới chỉ trích rằng việc nhập ngũ bắt buộc với nam giới nhưng lại miễn cho phụ nữ là một dạng phân biệt giới tính chống lại nam giới. Họ lập luận rằng: nếu nam giới và nữ giới là bình đẳng, thì việc thi hành nghĩa vụ công dân cũng phải bình đẳng, tức là nữ giới cũng phải thi hành nghĩa vụ quân sự như nam giới [1][2] Để thực hiện bình đẳng giới, một số quốc gia, đặc biệt là ở châu Âu đã mở rộng nghĩa vụ quân sự đối với phụ nữ. Đến năm 2023, các nước áp dụng nghĩa vụ quân sự với cả phụ nữ bao gồm Bolivia,[3] Chad,[4] Israel,[5][6][7] Mozambique,[8] Na Uy,[9] Triều Tiên,[10] Myanmar,[11] và Thụy Điển.[12]
Có áp dụng luật nghĩa vụ quân sự, nhưng dưới 20% người dân trong độ tuổi thực hiện
Trung Quốc cổ đại là một trong những nơi có những ghi chép lịch sử sớm nhất về chế độ nghĩa vụ quân sự.
Vào thời cổ đại (nhà Thương, nhà Chu), trang bị của quân đội thường nghèo nàn (do kỹ thuật luyện kim thời đó chưa có quy mô lớn), binh sĩ thường chỉ có cung tên, khiên gỗ và giáo gỗ mũi bịt bằng đồng, áo giáp làm bằng da thuộc, chỉ huy cao cấp mới có áo giáp là các tấm lá đồng và được dùng ngựa chiến. Tuy nhiên, nhờ tuyển quân hàng loạt trong dân cư nên quy mô quân đội đã khá lớn. Theo sử sách ghi lại, trong trận Mục Dã (khoảng 1.046 trước công nguyên), Chu Vũ Vương đã huy động được 45.000 quân chính quy để đánh diệt nhà Thương. Trụ Vương của nhà Thương thì đã huy động tới 700.000 quân để chống lại (tuy nhiên phần lớn quân Thương là nô lệ, chỉ có một phần là quân chính quy).
Đến thời Xuân Thu (770-403 TCN), do chiến tranh liên miên và dân số tăng lên nên quân đội phát triển nhanh cả về quân số và trang bị. Việc mở rộng chế tác đồ sắt ở Trung Quốc thời kỳ này đã làm thay đổi chất lượng trang bị, khí giới bằng sắt bén hơn, sản xuất được nhiều hơn, mau hơn. Đến thời Chiến quốc (403-221 TCN), hầu hết các nước đã thực hiện nghĩa vụ quân sự, nam giới cả nước đều phải đăng lính, vũ khí trang bị cũng rất đa dạng. Bảy nước lớn là Tần, Sở, Triệu, Tề, Hàn, Ngụy, Yên, nước nào cũng có mấy trăm nghìn quân, quy mô quân đội còn vượt cả Đế quốc La Mã, Đế quốc Ba Tư cùng thời.
Do thực hiện nghĩa vụ quân sự toàn dân, quy mô các chiến dịch ở Trung Quốc thời đó đã rất lớn, quân số các bên huy động vượt xa bất cứ nước nào ở vùng Trung đông và châu Âu thời trung cổ. Ví dụ như trận Y Khuyết (193 TCN), 120.000 quân Tần đánh với 240.000 quân Ngụy. Trận Hoa Dương (273 TCN), liên quân Triệu-Ngụy huy động 150.000 quân đánh với trên 100.000 quân Tần. Trận Trường Bình còn lớn hơn nữa, nước Triệu huy động 450.000 quân còn nước Tần huy động khoảng mấy trăm nghìn quân. Quân Triệu đại bại, gần như toàn bộ quân số 450.000 đều bị giết, số nam giới nước Triệu sụt hẳn đi sau trận này.
Tại Nước Tần vào thế kỷ 4 TCN, tất cả đàn ông từ 15 hay 20 tuổi tới 60 tuổi đều phải nhập ngũ, như vậy là chỉ còn cụ già, đàn bà và trẻ em là không phải ra trận. Chính sách ngụ binh ư nông được phổ biến: nam giới thời bình thì ở nhà làm ruộng, tranh thủ tập võ nghệ, thời chiến thì nhập ngũ. Nước Tần đến năm 230 TCN đã có thể huy động gần 1 triệu quân để thôn tính 6 nước khác, thống nhất Trung Quốc.
Vào thời Hy Lạp cổ đại, các nam công dân trưởng thành của các thành bang có nghĩa vụ tham gia quân đội. Khi đến tuổi 18, họ sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự trong 2 năm và cho đến năm 60 tuổi, họ có thể lại bị gọi đi lính nếu xảy ra chiến tranh.[13] Mỗi chiến binh Hy Lạp phải tự trang bị vũ khí và áo giáp. Ở thành bang Sparta, trẻ em trai Sparta phải rời gia đình từ năm 7 tuổi và tham gia huấn luyện quân sự tập trung.
Sau thời chiến quốc, những khi xảy ra chiến tranh lớn thì các triều đình tại Trung Quốc đều thi hành nghĩa vụ quân sự. Tại Trận Phì Thủy (năm 383), nước Tiền Tần huy động 900.000 quân đánh 8 vạn quân của nước Đông Tấn, đây có lẽ là trận chiến giữ kỷ lục về quân số huy động lớn nhất trên thế giới trong suốt hơn 1.500 năm cho đến tận khi thế chiến thứ nhất xảy ra (năm 1914).
Nhà Đường (618-907) áp dụng chế độ ngụ binh ư nông, nhờ đó làm giảm bớt gánh nặng nuôi quân cho nhà nước trong thời bình.
Các triều đại phong kiến Việt Nam áp dụng chính sách ngụ binh ư nông. Các triều đình tuyển quân dựa trên sổ hổ tịch ghi chép tình hình nhân khẩu tại các địa phương. Vào thời nhà Lý, tuổi binh dịch của nam thanh niên là 18, gọi là hoàng nam (đến khi qua 20 tuổi thì trở thành đại hoàng nam). Vào thời nhà Trần, nam giới từ 18 đến 20 tuổi là tiểu hoàng nam, trên 20 tuổi là đại hoàng nam. Chính sách ngụ binh ư nông được áp dụng giúp tuyển được một số lượng quân lớn trong thời chiến và duy trì sức sản xuất nông nghiệp trong thời bình. Chính sách này tiếp tục được áp dụng vào thời Lê Sơ.
Đến thời Tây Sơn, trong chiến dịch đánh quân Thanh năm 1789, vua Quang Trung tiến hành chế độ quân dịch, cứ 3 suất đinh lấy 1 suất lính.
Tại châu Âu thì nghĩa vụ quân sự xuất hiện khá muộn. Các nước châu Âu thời trung cổ chủ yếu giao chiến bằng tầng lớp hiệp sĩ và lính đánh thuê, dân số châu Âu thời đó cũng khá ít, nên quy mô quân đội khá nhỏ, các trận đánh lớn nhất ở châu Âu thời trung cổ cũng chỉ có mấy chục nghìn quân mỗi bên.
Từ thời Cách mạng Pháp, việc thi hành nghĩa vụ quân sự bắt buộc được chính quyền Pháp áp dụng. Năm 1793, nam giới Pháp từ 18 đến 25 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự. Từ năm 1800 đến 1813, ước tính có đến 2,6 triệu người Pháp phải đi nghĩa vụ và tham gia vào các cuộc chiến tranh của Napoléon Bonaparte trên các chiến trường châu Âu. Do đó, quân đội Pháp gia tăng nhanh chóng về số lượng và áp đảo các quân đội chuyên nghiệp của các nước châu Âu khác với quân số thường chỉ ở mức vài chục nghìn.
Năm 1808, nước Phổ bắt đầu tiến hành chế độ nghĩa vụ quân sự. Hình thức này dần trở nên phổ biến ở nhiều nước châu Âu. Đến cuối thế kỷ 19, các cường quốc lớn trên thế giới ngoại trừ Anh và Mỹ đã thực hiện việc gọi lính nghĩa vụ trong thời bình.[14] Tại Đế quốc Nga, sau khi bãi bỏ chế độ nông nô, chính quyền Nga quy định tất cả đàn ông Nga trên 20 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong 6 năm.[15]
Sau khi thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền, Nhật Bản đã thực hiện nhiều cải cách quân đội theo hướng phương Tây, thay thế chế độ trưng binh bằng chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Trong thế kỷ 20, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự do tình hình chiến tranh, xung đột với những sự kiện tiêu biểu như chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh Lạnh. Chế độ nghĩa vụ quân sự từng phổ biến tại các cường quốc như Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh, Pháp, Đức trong nhiều thập niên của thế kỷ 20. Tại Trung Quốc và Ấn Độ, số lượng người tình nguyện gia nhập quân đội lớn đã khiến các nước này không cần phải tiến hành tuyển chọn nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Tùy theo tình hình chính trị, quân sự của mỗi nước, chế độ nghĩa vụ quân sự có thể được bãi bỏ, mặc dù chính phủ có thể đảo ngược lại quyết định này nếu thấy cần thiết. Hiện nay, đa phần các nước châu Âu cùng với Hoa Kỳ đã không còn duy trì hình thức nghĩa vụ quân sự mà hướng tới xây dựng quân đội gồm hoàn toàn các quân nhân chuyên nghiệp, tự nguyện phục vụ trong quân đội. Ngược lại, ở một số quốc gia đã và đang phải đối mặt với những thách thức về quốc phòng, an ninh thì việc thi hành nghĩa vụ quân sự rất được chú trọng, tỷ lệ người dân đi nghĩa vụ rất cao (gần như toàn bộ nam giới ở Triều Tiên, Hàn Quốc và Singapore, hoặc hầu hết thanh niên cả nam và nữ ở Israel). Cũng có một số nước vẫn duy trì chế độ nghĩa vụ quân sự, nhưng tỷ lệ phần trăm thanh niên đi nghĩa vụ trong dân số không lớn, ví dụ như Việt Nam.
Khi nam thanh niên đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, họ sẽ được khám sức khỏe để đảm bảo có thể hoàn thành việc huấn luyện và các nhiệm vụ khi nhập ngũ. Những ai có vấn đề về sức khỏe, ví dụ như cận thị, sẽ không phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
Thông thường, việc khám nghĩa vụ bao gồm những phần sau:
Khi khám nghĩa vụ, bác sĩ sẽ yêu cầu công dân cởi bỏ toàn bộ quần áo nhằm phục vụ việc khám ngoại và da liễu. Mục đích của việc này là để khám các bệnh ngoài da, cơ quan sinh dục (dương vật, tinh hoàn) và hậu môn.
Bản sơ lược này bao gồm 195 quốc gia.[17][18][19][20]
19 quốc gia sau được xác định là không có quân đội hoặc không có quân thường trực mà chỉ có một lực lượng quân sự rất hạn chế:
Các quốc gia này có chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự không bắt buộc (tuy nhiên nhiều quốc gia vẫn yêu cầu các nam công dân bắt buộc phải trải qua một khóa học quân sự ngắn, phục vụ quân sự bán thời gian hoặc các hoạt động nghĩa vụ thay thế khác, và phải cam kết phục vụ quân đội khi được lệnh nhập ngũ). Ví dụ:
Có 111 quốc gia nằm trong số này:
Có 8 quốc gia trong danh sách này:
Các quốc gia này có chế độ thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Tuy nhiên chỉ có một phần nam công dân được gọi nhập ngũ, số còn lại chỉ trải qua một khóa học quân sự ngắn. Ví dụ như các quốc gia: