Liên Minh Thuế Quan Mà Việt Nam Tham Gia

Liên Minh Thuế Quan Mà Việt Nam Tham Gia

QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU 30 NĂM: THỰC TRẠNG, CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG

Vai trò và chức năng của thuế quan

Thuế quan giữ nhiệm vụ điều tiết và kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu. Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu phụ thuộc vào sức tiêu thụ của mặt hàng và sức tiêu thụ thì phụ thuộc vào giá cả. Việc tăng/giảm giá sẽ làm thay đổi mức độ cạnh tranh của sản phẩm.

Hải quan là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa ngoại thương. Mức thuế cao hay thấp đều ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa nên người ta gián tiếp điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu thông qua thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Thuế quan có tác dụng bảo vệ thị trường trong nước bằng cách đánh thuế cao hơn đối với hàng hóa nhập khẩu và cho phép các nhà sản xuất trong nước cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu với giá thấp hơn.

Đặc biệt, thuế quan giúp các nhà sản xuất chưa có nhiều kinh nghiệm có thêm thời gian phát triển và tạo ra lợi nhuận để cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong tương lai.

Các doanh nghiệp non trẻ thường có chi phí ban đầu cao và không có thị trường lớn nên trong trường hợp tự do thương mại, các doanh nghiệp này có thể bị bóp nghẹt khi hàng nhập khẩu cạnh tranh.

Thuế quan giúp tăng thu ngân sách nhà nước với chi phí thấp hơn nhiều loại thuế tiêu thụ đặc biệt do thời điểm thu thuế nhập khẩu sớm hơn nhiều so với các loại thuế tiêu dùng.

Thuế nhập khẩu có tác dụng giảm bớt thất nghiệp, do hàng nhập khẩu thay thế được do thuế cao nên mở mang sản xuất, tạo thêm việc làm, giải quyết thất nghiệp trong nước.

Thuế quan là một công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực buộc các đối tác thương mại phải thỏa hiệp trong đàm phán.

Xem thêm: Hạn ngạch thuế quan là gì? Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan

Thuế nhập khẩu có thể được sử dụng như một biện pháp phòng vệ thương mại.

–  Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng đắt hơn so với các sản phẩm thay thế trong nước, do đó giảm thâm hụt thương mại.

–  Chống bán phá giá bằng cách tăng giá nhập khẩu của các mặt hàng bị bán phá giá lên bằng giá thị trường mở.

– Trả đũa việc các nước khác áp đặt hàng rào thuế quan đối với hàng xuất khẩu của họ, đặc biệt là trong chiến tranh thương mại.

– Bảo hộ các ngành sản xuất then chốt như nông nghiệp, được thực hiện bởi các chính sách hải quan của EU trong Chính sách nông nghiệp chung.

– Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ trong nước cho đến khi chúng đủ mạnh để cạnh tranh công bằng trên thị trường quốc tế.

Thuế xuất khẩu có thể được sử dụng cho:

Xuất khẩu giảm khi chính phủ cấm xuất khẩu các mặt hàng tiêu tốn nguồn tài nguyên khan hiếm, cạn kiệt hoặc quan trọng đối với an toàn thực phẩm hoặc an ninh quốc gia.

– Thuế xuất nhập khẩu có thể được sử dụng để tăng nguồn thu ngân sách.

– Tùy từng nhu cầu cụ thể mà một hoặc một vài mục đích nói trên được đề cao.Thuế nhập khẩu của nước ngoài có thể được giảm nếu bị phát hiện là nhằm mục đích phòng vệ thương mại.

Ảnh hưởng của thuế quan đến thị trường trong nước

Các tác động của thuế quan vừa tích cực nhưng cũng lại vừa tiêu cực. Cụ thể như sau:

– Thuế quan có thể bảo vệ các nhà sản xuất trong nước khỏi cạnh tranh nước ngoài bằng cách tăng giá bán hàng hóa nhập khẩu.

– Mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho các bang và chính phủ.

– Do chịu thuế quan nên giá các mặt hàng nhập khẩu trong nước cũng tăng theo. Điều này ảnh hưởng đến khả năng mua hàng nhập khẩu của người dân tại quốc gia đó.

– Áp dụng thuế quan cũng làm giảm hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế. Bởi vì thuế này khuyến khích các công ty trong nước sản xuất các sản phẩm này. Về lý thuyết, nó có thể được sản xuất hiệu quả hơn ở nước ngoài.

Thuế quan là một công cụ bảo hộ thương mại phổ biến nên việc nắm rõ kiến thức về thuế quan sẽ rất có ích cho hoạt động buôn bán, trao đổi trong và ngoài nước. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết từ TACA sẽ mang lại giá trị cho bạn. Nếu bạn muốn nắm vững cách xử lý các tình huống thuế TNCN phức tạp, nâng cao kiến thức chuyên môn và nhanh nhạy trong việc giải quyết các trường hợp thực tế. TACA gửi đến bạn Khóa học CHUYÊN GIA TƯ VẤN THUẾ dưới đây:

Khóa học Chuyên gia tư vấn thuế

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phức tạp ngày nay, các công ty tư vấn hàng đầu, các tập đoàn lớn đang rất cần chân dung những chuyên gia thuế mới – không chỉ sở hữu kiến thức chuyên môn sâu, tư duy sắc bén, nhanh nhạy trong xử lý tình huống mà còn không ngừng nâng cao “nội lực” nhằm củng cố kiến thức chuẩn, làm đúng, lường trước và dự phòng rủi ro về thuế.

Hiểu rõ điều đó, TACA tổ chức 6 KHÓA HỌC CHUYÊN GIA TƯ VẤN THUẾ CẤP CAO được đúc kết từ hơn 20 năm kinh nghiệm thực chiến từ đội ngũ Chuyên gia giảng dạy đến từ các hãng kiểm toán số 1 thế giới như Deloitte, KPMG, EY, PWC giúp bạn trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp bạn rút ngắn lộ trình trở thành chuyên gia tư vấn thuế nhanh chóng thông qua:

Đặc biệt khi tham gia đủ COMBO 6 MODULE CHUYÊN GIA TƯ VẤN THUẾ bạn sẽ được MIỄN PHÍ Khóa học Ôn thi Chứng chỉ Đại lý thuế – Môn Thuế và GIẢM NGAY 40% HỌC PHÍ TOÀN PHẦN.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đến  nhiều quốc gia trên thế giới. Song Liên Xô, nước Nga ngày nay, là nơi Người đã dừng chân sống, lao động và học tập lâu nhất (trải qua hơn 6 năm, với 3 thời kỳ hoạt động: 1923-1924, 1927 và 1934-1938). Cũng chính trong những năm tháng đó, mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô đã được Người chắp nối và bước đầu xây dựng. Tuy nhiên, phải từ năm 1950, sau khi Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, quan hệ giữa hai nước mới thực sự mở ra một thời kỳ mới. Từ đây, cách mạng Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Quá trình này được gắn liền với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đương đầu với những khó khăn chồng chất. Đó là tàn dư của chế độ cũ để lại; nền kinh tế - tài chính bị tàn phá; thiên tai, nạn đói, dịch bệnh liên tiếp đe dọa đời sống của nhân dân; các thế lực đế quốc phản động trong và ngoài nước cấu kết với nhau mưu đồ thủ tiêu chính quyền cách mạng nhằm nô dịch dân tộc ta một lần nữa. Chính quyền cách mạng non trẻ lúc này đứng trước một tình thế vô cùng khó khăn, một cuộc chiến không cân sức để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Do vậy, bên cạnh việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, vấn đề tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài để giữ vững nền độc lập dân tộc trở thành yêu cầu vô cùng cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này.

Luôn coi Liên Xô là thành trì của phong trào cách mạng thế giới, ngay sau khi nước nhà vừa giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm mọi biện pháp để tranh thủ sự giúp đỡ, tương trợ của Liên Xô. Người đã gửi rất nhiều điện, công hàm cho Chính phủ, Bộ Ngoại giao Liên Xô yêu cầu được Liên Xô công nhận và giúp đỡ. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn liên lạc và yêu cầu Liên Xô can thiệp với tư cách là một cường quốc Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ủng hộ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - một nhà nước có đầy đủ những điều kiện pháp lý gia nhập Liên hợp quốc. Tuy nhiên, do nhiều lý do, những nỗ lực trên không nhận được sự hồi đáp của Đảng và Nhà nước Liên Xô.

Tháng 2-1947, thông qua cơ quan đại diện của ta ở Băng Cốc (Thái Lan),Việt Nam đã chắp nối được liên lạc với người đại diện của Liên Xô tại đây. Tháng 4-1947, trong dịp dự Hội nghị Liên Á, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gặp đại diện Liên Xô ở Niu Đêli (Ấn Độ). Hai bên nhất trí sẽ họp kín ở châu Âu vào mùa Thu năm 1947.

Thực hiện thoả thuận trên, tháng 9-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đi Thụy Sỹ làm việc với đại diện Chính phủ Liên Xô. Trong cuộc gặp này, Việt Nam đã thông báo cho người đại diện Chính phủ Liên Xô về tình hình hoạt động của Đảng Cộng sản Đông Dương, về sách lược tự giải tán của Đảng vào tháng 11-1945, về lập trường của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức đề nghị Chính phủ Liên Xô giúp đỡ về tài chính, quân sự và yêu cầu Liên Xô đưa vấn đề xung đột Pháp - Việt ra Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Chính phủ Liên Xô chưa muốn công khai can thiệp vào vấn đề Đông Dương. Liên Xô đang tập trung vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước sau Chiến tranh thế giới II. Hơn nữa, Liên Xô còn bị ràng buộc bởi các mối quan hệ đối ngoại khác. Vì vậy, như nhà sử học người Pháp Benoit De Treglodé đã nhận xét: “Liên Xô chỉ thấy ở cuộc gặp này một cơ hội để tìm hiểu về tình hình thuộc địa của Pháp vào thời điểm mà Đảng Cộng sản Pháp còn giữ một vai trò trung tâm trong đời sống chính trị của chính quốc”1. Mặt khác, do thiếu thông tin hoặc do những báo cáo sai lệch, trong một số năm, Đảng Cộng sản Liên Xô đã có những nhận xét không đúng về Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cuối năm 1948, Liên Xô đã phê phán cho rằng tình trạng thiếu tổ chức và tính tài tử của bộ máy Việt Nam, lên án Việt Nam Dân chủ Cộng hoà “đã quay lưng lại một lần nữa với thế giới tiến bộ trong một xu hướng dân tộc hẹp hòi”2. Những nhận định ấy trong một thời gian dài đã tác động tiêu cực đến quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Liên Xô.

Như vậy, cho đến trước năm 1950, trên cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách thức để liên lạc, kết nối mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô, tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô đối với cách mạng Việt Nam, song do nhiều lý do từ phía Liên Xô, tiến trình đó vẫn chưa đem lại kết quả. Do đó, bên cạnh những nỗ lực nhằm tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô cũng như các lực lượng tiến bộ khác trên thế giới, việc chủ động thực hiện “Toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là chính” để kháng chiến chống thực dân Pháp là quyết định đúng đắn và vô cùng sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ đường lối kháng chiến đó, cách mạng Việt Nam mới có thể xây dựng lực lượng, giữ vững được chính quyền ở thời kỳ khó khăn này.

Trong khi việc liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với Liên Xô diễn ra một cách chậm chạp và chưa đạt được một thoả thuận đáng kể thì tình hình chiến tranh Đông Dương lại có những diễn biến mới phức tạp.

Nhận định một cách đúng đắn sự khốc liệt của cuộc chiến tranh Đông Dương khi có sự can thiệp của đế quốc Mỹ và những thuận lợi của bối cảnh quốc tế lúc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định đẩy mạnh những hoạt động đối ngoại để tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ từ bên ngoài, đặc biệt là từ Liên Xô, người anh cả của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Người quyết định lên đường thăm Trung Quốc và Liên Xô.

Ngày 21-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Bắc Kinh (Trung Quốc). Trong cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc, Người đã thông báo tình hình cách mạng Việt Nam, đường lối chủ trương của Đảng và đề nghị Trung Quốc giúp đỡ. Trên cơ sở đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ Trung Quốc thông báo cho đồng chí Xtalin, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô biết Người đang ở thăm Trung Quốc và đề nghị được gặp trực tiếp Xtalin để thông báo cho Chính phủ Liên Xô biết về tình hình cách mạng Việt Nam. Xtalin đồng ý và mời Người sang thăm Liên Xô.

Ngày 3-2-1950, từ Bắc Kinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi tàu hoả đến Mátxcơva (Liên Xô). Tại đây, Người đã có các cuộc gặp gỡ với những người đứng đầu Đảng, Nhà nước Liên Xô. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích về tình hình Việt Nam và Đông Dương. Người nói về cuộc Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; về tình thế vô cùng gian nguy sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cách mạng Việt Nam đã phải vận dụng những chiến lược, sách lược riêng để tồn tại và đi lên giữa muôn vàn khó khăn. Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật cũng là một biện pháp buộc phải làm. Người còn thông báo tình hình cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp và đề nghị Liên Xô cùng phong trào cộng sản và công nhân quốc tế giúp đỡ.

Nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày, Xtalin và các nhà lãnh đạo Liên Xô hiểu rõ hơn, thông cảm với tình hình khó khăn của cách mạng Việt Nam và đồng tình với đường lối và chủ trương của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo trong những năm qua. Chính phủ Liên Xô hứa sẽ tích cực viện trợ mọi mặt cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, sẽ giúp đào tạo cán bộ trên mọi lĩnh vực phục vụ cho công cuộc kháng chiến và kiến quốc sau này của Việt Nam như lời khẳng định của đồng chí Xtalin: “Liên Xô sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam tất cả những gì có thể. Từ nay trở đi, đồng chí có thể tin tưởng ở sự giúp đỡ của chúng tôi... chúng tôi có nhiều hàng hoá, chúng tôi sẽ chuyển tới cho các đồng chí qua Trung Quốc. Nhưng vì điều kiện tự nhiên trở ngại, chủ yếu Trung Quốc sẽ giúp đỡ các đồng chí. Những gì Trung Quốc thiếu, chúng tôi sẽ cung cấp”3.

Chuyến đi thăm Liên Xô của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một thắng lợi ngoại giao có ý nghĩa to lớn đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam từ đây có thêm hậu phương lớn từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Trên cơ sở đó, tháng 6-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới nhằm mục đích: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở thông đường giao thông với các nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Sau gần một tháng chiến đấu, quân và dân ta đã giành thắng lợi vang dội. Quân ta đã tiêu diệt và bắt sống hơn 8.000 tên địch, giải phóng 5 thị xã, 13 thị trấn, một dải biên giới dài 750 km gồm 35 vạn dân, nối liền nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa anh em4. Với chiến thắng Biên giới năm 1950, ta đã phá được thế bao vây, cô lập của kẻ thù, đưa cuộc kháng chiến của ta lên một giai đoạn phát triển mới. Cánh cửa hậu phương quốc tế đã được mở, từ đây, cách mạng Việt Nam có thêm điều kiện thuận lợi để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Ngay sau khi Chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950 kết thúc, ngày 14-10-1950, từ Cao Bằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết một bức thư bằng tiếng Anh, ký tên Din, gửi cho đồng chí Xtalin báo cáo về tình hình thắng lợi của cách mạng Việt Nam5. Trong thư, Người đã cảm ơn sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, Liên Xô đối với thắng lợi của Chiến dịch Biên giới. Bức thư còn nói về kế hoạch Đại hội Đảng toàn quốc dự kiến vào cuối tháng 12-1950: “Vào tháng 12 sắp tới, chúng tôi sẽ họp Đại hội toàn quốc để thành lập một Đảng mới: Đảng Lao động Việt Nam. Nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là “cải cách” thành một đảng có một nửa triệu đảng viên được huấn luyện tương đối về chủ nghĩa Mác - Lênin. (Hiện nay chúng tôi có 750.000, nhưng nhiều người sẽ phải loại bỏ (cleansed out)”. Điều này cũng đúng với chủ trương của Đảng về việc tạm ngừng kết nạp đảng viên trong toàn quốc vào thời gian này như trong Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 14-9-1950: “Nay xét tình hình Đảng gần đây, và xét sự cần thiết chuẩn bị cho Đảng ra hoạt động công khai, Trung ương quyết định tạm ngừng kết nạp đảng viên mới trong toàn quốc để tập trung năng lực, phương tiện vào việc củng cố hàng ngũ, giáo dục đảng viên làm cho Đảng thành một đảng mạnh mẽ theo đúng tinh thần chủ nghĩa Mác - Lênin”6. Thông qua sự kiện này cũng cho ta biết rằng, trước khi Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ II diễn ra, số lượng đảng viên của Đảng đã có khoảng 750.000 người và con số này đã được rà soát, thanh lọc, còn khoảng 730.000 người như Đảng đã công bố ở Đại hội II (2-1951).

Tháng 10-1952, Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIX, tại Mátxcơva. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được lời mời tham dự với tư cách là Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam. Song trong điều kiện chiến tranh lúc bấy giờ, việc tham dự Đại hội gặp rất nhiều khó khăn. Chính trong hoàn cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xử lý vô cùng khéo léo để tránh sự tấn công của kẻ thù trên lĩnh vực chính trị đối với ta, mặt khác không làm ảnh hưởng đến quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Liên Xô.

Ngày 30-9-1952, tại Bắc Kinh, trong điện báo gửi đồng chí Philipốp - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ mong muốn được dự Đại hội. Tuy nhiên, Người phân tích rằng: “nếu như tôi đi theo đường chính thức thì thứ nhất là cái cớ để kẻ thù tấn công chính trị chống Việt Nam; thứ hai, nếu là chuyến đi chính thức sẽ gây nhiều bất tiện trong việc tổ chức đón tiếp”. Người đề nghị: “tôi đến Mátxcơva ẩn danh với tên khác. Nếu như tôi không đến tham dự được Đại hội thì Đảng Lao động sẽ cử đại diện là Đại sứ Nguyễn Lương Bằng đang ở Mátxcơva tham dự Đại hội”7.

Liên tục trong các ngày, từ ngày 2 đến ngày 6-10-1952, giữa Mátxcơva và Bắc Kinh liên tiếp chuyển các bức điện trao đổi giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Ngoại giao Liên Xô về chuyến đi Mátxcơva của Người. Cuối cùng, 7 giờ sáng ngày 6-10-1952, theo giờ Bắc Kinh, điện báo tối mật thông báo cho Bộ Ngoại giao Liên Xô biết rằng, Hồ Chí Minh và Lưu Trần Siêu - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (thành viên trong đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Liên Xô) đã bay trên chiếc chuyên cơ của Liên Xô để lên đường đến Mátxcơva, tham dự Đại hội với tư cách không chính thức như nguyện vọng của Người.

Tại Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Liên Xô ở Mátxcơva, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời chúc mừng bày tỏ tình đoàn kết gắn bó của Đảng và nhân dân Việt Nam với Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô, về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, qua đó giúp nhân dân Liên Xô và bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh chính nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang tiến hành. Người viết: “Nhân dân Việt Nam hiểu rằng, Đại hội sẽ chỉ rõ con đường xây dựng hòa bình ở Liên Xô và không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân Xôviết, củng cố thành trì hòa bình cho toàn thế giới, cổ vũ nhân dân Việt Nam tích cực đẩy mạnh hơn nữa công cuộc kháng chiến đánh bại chủ nghĩa đế quốc và bè lũ tay sai”8. Tuy nhiên, vì tham dự với tư cách không chính thức, nên Lời chúc mừng Đại hội lần thứ XIX - Đảng Cộng sản Liên Xô của Chủ tịch Hồ Chí Minh do đại diện Liên Xô đọc trong sự tán thưởng nhiệt liệt của các đại biểu tham dự Đại hội.

Có thể nói, ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, nhận thức rõ vai trò quan trọng của Liên Xô và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn từ Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm thực hiện những hoạt động đối ngoại với Liên Xô. Tuy nhiên, phải từ sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là sau cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Xtalin năm 1950, quan hệ Việt Nam - Liên Xô mới từng bước được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực. Thực tế thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954) của Việt Nam không thể tách rời sự giúp đỡ của Liên Xô. Và trong tiến trình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người có công đầu, người đặt nền tảng quan trọng cho tình hữu nghị Việt Nam-Liên Xô.

Bài đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 3/2014

1, 2. Benoit De Treglode: “Những cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa Việt Nam và Liên Xô (1947-1948)”, Tạp chí Xưa và nay, (73), 2000, tr. 9-11

3. William Duiker: Hồ Chí Minh, Hyperion, New York. Bản dịch lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, 2000, tr. 286

4. Xem Hồ Chí Minh Tiểu sử, Nxb. Lý luận chính trị, H, 2006, tr. 429

5. Tài liệu Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Nga, bản sao tiếng Anh, lưu Kho Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh, ký hiệu 558.295.11.7-8

6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2001, T.11, tr. 482

7. Tài liệu Lưu trữ Lịch sử chính trị - xã hội Nga,  bản sao tiếng Nga, ký hiệu 558.295.11.10-11

Ngày 28/11/1990: Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao[1].

Năm 1996: EU mở Phái đoàn Đại diện của Ủy ban châu Âu (EC) tại Hà Nội.

1. Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và EU (có hiệu lực từ 01/10/2016):

2. Trao đổi đoàn cấp cao: Lãnh đạo hai Bên thường xuyên trao đổi đoàn và tiếp xúc bên lề các diễn đàn và hội nghị đa phương (Phụ lục 2).

3.1. Ủyban Hỗn hợp Việt Nam – EU:

Ngày 17/7/1995, Hiệp định khung về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cộng đồng châu Âu (tiền thân của Liên minh châu Âu) - được gọi tắt là Hiệp định khung 1995 - được ký kết và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/6/1996. Trong khuôn khổ Hiệp định khung 1995, Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – EC được thành lập, là diễn đàn trao đổi về tình hình thực hiện các chương trình hợp tác giữa Việt Nam và EU. Ủy ban Hỗn hợp họp 2 năm một lần, được đồng chủ trì ở cấp Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Giám đốc điều hành Cơ quan đối ngoại EU (EEAS). Hai bên đã tiến hành 09 cuộc họp. Cuộc họp lần cuối (lần thứ 9) đã diễn ra vào ngày 26/3/2014 tại Hà Nội. Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - EC bao gồm các Tiểu ban và Tổ Công tác: (i) Tổ công tác về Thương mại và đầu tư; (ii) Tổ công tác về Hợp tác phát triển; (iii) Tiểu ban về Xây dựng Thể chế, Cải cách Hành chính, Quản trị và Nhân quyền; (iv) Tiểu ban về Khoa học và Công nghệ.

Ngày 19/12/2013, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thành lập Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – EU, thay thế Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – EC để triển khai PCA sau khi Hiệp định có hiệu lực. Hai bên đã thông qua Quy chế hoạt động của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – EU và hiện đang tiến hành các thủ tục thành lập Phân ban Việt Nam. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, các phiên họp đầu tiên được tổ chức: Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – EU (10/5/2019), Tiểu ban Phát triển bền vững (15/11/2019); Tiểu ban Chính trị[3] (17/02/2020). Tiểu ban Quản trị tốt, Pháp quyền và Quyền con người (11/2020). Hai bên đã tổ chức Phiên họp lần thứ hai Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – EU theo hình thức trực tuyến (12/2020).

3.2. Cơ chế đối thoại về nhân quyền Việt Nam – EU: Từ tháng 12/2011, cơ chế đối thoại nhân quyền được tiến hành mỗi năm một lần, luân phiên giữa Hà Nội và Brúc-xen (Bỉ). Phiên đối thoại đầu tiên được tổ chức vào tháng 01/2012 tại Hà Nội. Phiên Đối thoại lần thứ 10 diễn ra tháng 02/2020 tại Hà Nội.

4. Hợp tác trong khuôn khổ đa phương: Việt Nam và EU phối hợp tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - EU, ASEM và Liên hợp quốc. Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN-EU, Việt Nam và EU đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – EU 23 (12/2020); làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác giữa hai khu vực qua Công cụ Đối thoại Khu vực EU-ASEAN (E-READI), Sáng kiến Trung tâm giảm thiểu rủi ro CBRN, Sáng kiến Viện nghiên cứu EU – ASEAN; thúc đẩy quan hệ kinh tế thông qua Chương trình hỗ trợ hội nhập vùng ASEAN (ARISE+),  đầu tư cơ sở hạ tầng bền vững ACGF , Chương trình hỗ trợ quản trị rừng FLEGT,...và tăng cường phát triển văn hóa – xã hội qua các dự án như hỗ trợ di cư an toàn, hỗ trợ phản hồi, bảo tồn sinh học, ứng phó với các trường hợp khẩn cấp, xây dựng các thành phố xanh và thông minh, ứng phó với dịch bệnh,...

Hai bên phối hợp chặt chẽ trong ASEM thông qua đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế tăng cường, thúc đẩy và hỗ trợ thực hiện các dự án tiểu vùng Mê Công – Đa-nuýp cũng như mô hình hợp tác giữa các địa phương Việt Nam – EU (như mô hình Bến Tre – Tun-chê-a (Ru-ma-ni), Cần Thơ – Ru-sê (Bun-ga-ri). EU đã tham gia đồng bảo trợ sáng kiến Việt Nam đề xuất tại HNCC ASEM 12 (10/2018) về “Thúc đẩy phát triển bao trùm kinh tế và xã hội ở châu Á và châu Âu”. Hai bên cũng tích cực triển khai hiệu quả gói hỗ trợ “Team Europe” trị giá hơn 800 triệu EUR của EU hỗ trợ ASEAN ngăn chặn sự lây lan Covid-19 và giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch; tổ chức 02 cuộc “Đối thoại chuyên gia EU – ASEAN về vắc-xin COVID-19[4]. Thông qua đóng góp của EU và các nước thành viên cho cơ chế COVAX, dự kiến đến cuối năm 2021, ASEAN sẽ nhận được hơn 32 triệu liều vắc-xin. Bên cạnh đó, hai bên phối hợp hợp tác hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), hội nhập khu vực và hợp tác giải quyết các vấn đề quốc tế như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, an ninh năng lượng, chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, di cư bất hợp pháp, vấn đề Myanmar....

Tính đến hết năm 2020, kim ngạch thương mại song phương đạt 55,39 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 40,05 tỷ USD (giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2019) và nhập khẩu từ thị trường EU đạt 15,34 tỷ USD (tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái). Hiện EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 (sau Mỹ và Trung Quốc) và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN và Nhật Bản) của Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại thứ 17 của EU và xếp thứ 11 trong số các nước xuất khẩu lớn nhất vào EU (trong các nước châu Á, chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ).

Trong 7 tháng đầu năm 2021, trao đổi thương mại hai chiều với EU đạt 32,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang EU đạt 22,5 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu từ EU đạt 9,7 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

1.1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA):

-                      Hiệp định thương mại tự do (EVFTA): bao gồm toàn bộ nội dung EVFTA đã đàm phán, nhưng riêng phần đầu tư chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài. EU có quyền phê chuẩn Hiệp định FTA này và đưa vào thực thi tạm thời trong thời gian chờ các nước thành viên EU phê chuẩn chính thức.

-                      Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA): bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư. Hiệp định này phải được sự phê chuẩn của cả EP và của Nghị viện các nước thành viên mới có thể thực thi.

Các nội dung chính của EVFTA: Đây là một hiệp định FTA thế hệ mới, có mức độ cam kết rất cao ở nhiều lĩnh vực, lần đầu tiên EU kết thúc đàm phán với một nước đang phát triển ở châu Á. Hiệp định cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Phát triển bình vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Các vấn đề pháp lý.

Theo cam kết trong EVFTA, trong vòng 7 năm, EU sẽ xóa bỏ 99,2% số dòng thuế đối với các mặt hàng  xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong vòng 10 năm, Việt Nam sẽ xóa bỏ trên 99% số dòng thuế đối với nhập khẩu từ EU. Đối với thương mại dịch vụ và đầu tư, EU cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam cao hơn mức cam kết trong WTO và tương đương mức cam kết cao nhất của EU trong các FTA gần đây. Cam kết của Việt Nam đối với EU cũng cao hơn trong WTO và ít nhất là ngang bằng với mức mở cửa cao nhất của Việt Nam đối với các đối tác khác.

Đối với Việt Nam, hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA là những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà hiện EU vẫn duy trì thuế quan cao như dệt may, giày dép và hàng nông sản. Về nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ EU, qua đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Về môi trường kinh doanh, việc thực thi các cam kết trong EVFTA sẽ dẫn đến những cải thiện về thể chế, chính sách, pháp luật theo hướng minh bạch, thuận lợi hơn và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

1.2. Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP): Tháng 3/2013, EU đã công bố quy chế GSP giai đoạn 2014-2016, theo đó, Việt Nam tiếp tục được hưởng GSP, đặc biệt là nhóm hàng hóa thuộc mục XII (gồm giày dép, ô dù). GSP giảm thuế cho các nước đang phát triển với mức ưu đãi thấp hơn mức thuế Tối huệ quốc 3,5%.

1.3. Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT): Sau gần 6 năm với 16 phiên kỹ thuật và 10 phiên cấp cao, ngày 17/11/2016, Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác tự nguyện Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT), theo đó sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất sang thị trường EU sẽ được cấp chứng chỉ xác nhận có nguồn gốc hợp pháp theo tiêu chuẩn của EU mà không cần phải giải trình, tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Ngày 11/5/2017, tại Brussels (Bỉ), Việt Nam và EU đã ký tắt văn bản Hiệp định và hai bên hiện đang hoàn tất các vấn đề kỹ thuật để tiến tới ký chính thức. Ngày 19/10/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã chứng kiến lễ ký VPA/FLEGT tại Brúc-xen (Bỉ) nhân chuyến thăm làm việc của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại EU.

Hiệp định VPA/FLEGT được EP thông qua vào ngày 12/3/2019. Hiệp định VPA/FLEGT chính thức được phê chuẩn và có hiệu lực ngày 01/6/2019, là “giấy thông hành” tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gỗ vào EU.

Tính đến tháng 20/07/2021, có 25 nước EU đầu tư vào Việt Nam với 2.229 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 22,2 tỷ USD, chiếm 5,6% tổng vốn FDI đăng ký tại Việt Nam.

Theo quốc gia đầu tư: Hà Lan là nước đầu tư nhiều nhất với 380 dự án (~10,4 tỷ USD), chiếm 46,56% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam; Pháp đứng thứ hai với 632 dự án (~3,6 tỷ USD), chiếm 16,26% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam; thứ ba là Đức với 400 dự án (~2,3 tỷ USD), chiếm 10,13% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam.

Theo lĩnh vực đầu tư: Vốn đầu tư tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 607 dự án và 8,4 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 37,94% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam; đứng thứ hai là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa với 28 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 4,8 tỷ USD, chiếm 21,64% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam; thứ ba là hoạt động kinh doanh bất động sản với 48 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 1,8 tỷ USD, chiếm 8,22% tổng vốn đầu tư.

Về địa bàn đầu tư: Đầu tư của EU đã có mặt tại 55 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Dẫm đầu là Bà Rịa – Vũng Tàu với 33 dự án, tổng vốn 3,8 tỷ USD, chiếm 16,89% tổng vốn đăng ký của EU tại Việt Nam; Đứng thứ hai là thành phố Hồ Chí Minh với 1.014 dự án, tổng vốn đầu tư 3,4 tỷ USD, chiếm 15,37% tổng vốn đăng ký của EU tại Việt Nam; Hà Nội đứng thứ 3 với 468 dự án, tổng vốn đầu tư 3,2 tỷ USD, chiếm 14,53% tổng vốn đăng ký của EU tại Việt Nam. Tiếp theo là các địa phương như Quảng Ninh, Bình Dương, Đồng Nai,...

Về đầu tư của Việt Nam sang EU, tính lũy kế đến tháng 7/2021, Việt Nam đã có 113 dự án đầu tư sang các nước EU với tổng vốn đăng ký 494 triệu USD. Đứng đầu là hoạt động bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác với 40 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 152 triệu USD; đứng thứ hai là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 06 dự án, tổng vốn đầu tư đạt 98 triệu USD; thứ ba là hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm với 02 dự án, tổng vốn đăng ký là 68 triệu USD. Tiếp theo là hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản,...

EU là một trong những nhà tài trợ lớn cho Việt Nam. EU luôn là một trong những nhà tài trợ lớn cho Việt Nam. Trong giai đoạn 1993 – 2013, tổng cam kết ODA của EC và các nước thành viên EU đạt gần 15 tỷ USD, chiếm 20% tổng cam kết của cộng đồng tài trợ quốc tế cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại của EU đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Ngân sách viện trợ của EC dành cho Việt Nam liên tục tăng từ 140 triệu Euro giai đoạn 1996 – 2001 lên 162 triệu Euro giai đoạn 2002 – 2006 , lên 304 triệu Euro giai đoạn 2007 – 2013 và 400 triệu Euro giai đoạn 2014 – 2020. Hiện nay hai bên đang tham vấn xây dựng Chương trình hợp tác mới với Việt Nam giai đoạn 2021 – 2027, ưu tiên các lĩnh vực quan trọng để đạt mục tiêu phát triển bền vững.

Nếu trong giai đoạn 2002 – 2006, mục tiêu tài trợ của EU đối với Việt Nam là giảm nghèo bền vững, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực (y tế, giáo dục và đào tạo) thì từ giai đoạn 2007 – 2013, EU đã chuyển hướng, tập trung hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đàm phán và thực thi các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), xây dựng thể chế và quản trị công. Trong những năm đầu, ODA của EU thực hiện theo các chương trình, dự án đơn lẻ. Bắt đầu từ 2007 – 2013, EU đã chuyển hướng cơ bản trong cách tiếp cận với phương thức chủ đạo là hỗ trợ ngân sách nhằm tăng cường tính chủ động của phía Việt Nam, giảm chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả dử dụng viện trợ tại Việt Nam. Trong Chương trình Hợp tác định hướng của EU với Việt Nam giai đoạn 2014 – 2020, EU cam kết ngân sách viện trợ không hoàn lại cho việt Nam lên tới 400 triệu Euro, tăng 30% so với giai đoạn 2007 – 2013.

Mục tiêu tài trợ của EU đối với Việt Nam được điều chỉnh theo từng giai đoạn:

- Giai đoạn 2002 – 2006 là giảm nghèo bền vững, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực (y tế, giáo dục và đào tạo).

-  Giai đoạn 2007 – 2013 là hỗ trợ Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, đàm phán và thực thi các Hiệp định thương mại tự do, xây dựng thể chế và quản trị công. Các chương trình, dự án tiêu biểu trong hợp tác phát triển của EU tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 là: Chương trình Hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn 3 – MUTRAP 3, Chương trình Hỗ trợ thương mại và đầu tư giai đoạn 4 – MUTRAP 4, Chương trình Phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, Hỗ trợ ngân sách ngành y tế, Hiện đại hóa tài chính công.

- Giai đoạn 2014 – 2020, EU tập trung vào 2 lĩnh vực năng lượng (năng lượng bền vững, năng lượng nông thôn, sử dụng hiệu quả năng lượng) và thể chế/quản trị công.

Các chương trình/dự án cụ thể đã và đang chuẩn bị thực hiện trong giai đoạn hiện nay: Chương trình Hỗ trợ chính sách phát triển năng lượng và tăng cường tiếp cận năng lượng bền vững tới khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo, trị giá 108 triệu Euro (ký Hiệp định tài chính ngày 01/12/2017); Dự án Hỗ trợ hội nhập khu vực ASEAN – Hỗ trợ liên quan đến thương mại dành cho Việt Nam (ARISE+) (6 triệu Euro, Hiệp định tài chính Dự án ký tháng 12/2018); Chương trình Chuyển đổi Năng lượng Bền vững Việt Nam – EU (dự kiến 121 triệu Euro); Dự án Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (đang đàm phán Hiệp định tài chính 20 triệu Euro).

Viện trợ nhân đạo: Năm 2020, EU đã cung cấp 60,000 Ơ- rô tiền viện trợ nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Việt Nam). Khoản tiền có mục đích: (i) giúp đỡ trực tiếp 24,000 người tại những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề tại khu vực; (ii) hỗ trợ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong việc cung cấp hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết cũng như tổ chức các hoạt động cải thiện vệ sinh và chăm sóc sức khỏe dành cho hộ gia đình chịu ảnh hưởng lớn do thiếu nước sạch.

IV. HỢP TÁC TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁC

Trong những năm qua, EU đã viện trợ cho Việt Nam nhiều chương trình, dự án để tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ y tế, hỗ trợ nâng cao năng lực xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các chính sách, chiến lược, kế hoạch y tế ở cấp quốc gia và tại địa phương như: Dự án Hỗ trợ phát triển hệ thống y tế (HSDP), Dự án Chăm sóc sức khỏe người nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (HEMA), Dự án nâng cao năng lực ngành y tế (HSCSP),…

Trong giai đoạn 2010-2014, Việt Nam đã tiếp nhận triển khai Chương trình Hỗ trợ chính sách ngành y tế, giai đoạn 1 với tổng ngân sách 39,5 triệu Ơ-rô. Với mục tiêu tiếp tục hỗ trợ phát triển hệ thống chăm sóc y tế của Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả, phát triển hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, trên cơ sở kết quả bước đầu của Chương trình hỗ trợ chính sách ngành y tế giai đoạn 1, EU đã quyết định hỗ trợ giai đoạn 2 (2015-2019) với tổng kinh phí 115 triệu Ơ-rô, là chương trình hỗ trợ ngân sách ngành y tế lớn nhất của EU tại châu Á.

Ngân hàng Đầu tư châu Âu (ECB) cung cấp cho Việt Nam khoản vay trị giá 150 triệu ơ-rô để thực hiện dự án Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh – tuyến số 2, có hiệu lực đến ngày 06/12/2015. Ngày 28/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1286/QĐ-TTg về việc gia hạn thời gian thực hiện dự án trên, trong đó đồng ý gia hạn thời gian thực hiện Dự án vay vốn từ các ngân hàng là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (ECB) và Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) đến ngày 13/12/2020.

Tháng 01/2018, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) cam kết cung cấp 143 triệu ơ-rô để xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 3 tại Hà Nội và mua sắm tàu điện mới cho tuyền đường này.

Ngày 25/10/2017, EC chính thức đưa ra cảnh báo thẻ vàng đối với Việt Nam do các nỗ lực của Việt Nam chưa đủ để ngăn chặn nạn đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU fishing). EC đã tổ chức hai đoàn thanh tra đến Việt Nam (5/2018 và 11/2019) để xem xét các hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp của Việt Nam. Hai bên cũng đã tổ chức họp trực tuyến (6/2020 và 10/2020) để trao đổi, cập nhật tình hình triển khai các biện pháp chống khai thác IUU theo khuyến nghị của EC. Đến nay, EU vẫn chưa xem xét gỡ bỏ thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam.

Dự án Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE, 2016-2020): dự án có mục tiêu tăng cường xây dựng pháp quyền thông qua hệ thống tư pháp tin cậy và dễ dàng tiếp cận hơn. Dự án dự kiến được thực hiện trong 5 năm kể từ ngày thỏa thuận tài trợ có hiệu lực. Tổng kinh phí dự kiến: 15,6 triệu Ơ-rô, (EU đóng góp 14 triệu Ơ-rô; UN: 500.000 Ơ-rô; Chính phủViệt Nam: 1.4 triệu Ơ-rô). Ngày 02/12/2015, nhân dịp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm làm việc tại EU, hai bên đã ký Hiệp định tài chính của Dự án. Sau quá trình đàm phán giữa Nhóm công tác liên ngành Việt Nam (Bộ Tư pháp chủ trì) với EU, hai bên đã khởi động Dự án ngày 12/10/2018 tại Hà Nội.

Ngày 17/10/2019, Việt Nam và EU đã ký kết Hiệp định về thiết lập khuôn khổ tham gia của Việt Nam vào các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU (FPA) và Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/5/2020. Hai bên đã tổ chức phiên thứ hai Đối thoại Quốc phòng – An ninh Việt Nam – EU (12/2020).

Hợp tác Khoa học – Công nghệ Việt Nam – EU được triển khai trên cơ sở Hiệp định hợp tác và đối tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) ký kết năm 2012, có hiệu lực từ tháng 10/2016. Thời gian qua, Việt Nam đã phối hợp với Hiệp hội Mạng nghiên cứu và đào tạo châu Âu GÉANT triển khai Dự án Mạng thông tin Á – Âu (TEIN/Asi@Connect-Trans-Eurasia Information Network); giúp phát triển Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN), nâng cao hiệu quả hợp tác nghiên cứu và đào tạo giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên EU.

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Việt Nam cam kết bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của EU và ngược lại, EU bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Việt Nam đang tích cực thúc đẩy hợp tác với Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO), Cơ quan Sở hữu trí tuệ châu Âu (EUIPO).

Trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật trong thương mại, hai bên xúc tiến triển khai các cam kết trong Hiệp định EVFTA về thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp và thuận lợi hóa thương mại thông qua xây dựng, tăng cường các sáng kiến hợp tác về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp.

Trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ, hạt nhân: EU hỗ trợ Việt Nam triển khai 02 dự án hỗ trợ kỹ thuật về tăng cường năng lực cho cơ quan pháp quy hạt nhân của Việt Nam (2012 – 2015) và nâng cao hiệu quả hoạt động Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (2016 – 2019); góp phần nâng cao năng lực cho Việt Nam về an toàn bức xạ và hạt nhân, quan trắc phóng xạ môi trường và ứng phó sự cố; đồng thời, giúp Việt Nam hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lò phản ứng hạt nhân; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử 2008.

Việt Nam cũng tích cực triển khai các sáng kiến: Thiết lập Trung tâm hợp tác phóng xạ và hạt nhân (CBRN); Dự án EC hợp tác với Mạng lưới ASEANTOM về quan trắc cảnh báo sớm (EWWRMN). Qua đó đã cử chuyên gia Việt Nam tham gia các chương trình đào tạo ở các nước châu Âu có nền công nghiệp hạt nhân tiên tiến; giúp xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân giai đoạn đến 2025.

Trong khuôn khổ sáng kiến Đối thoại EU-ASEAN về việc lập bản đồ đổi mới và công nghệ xanh, Việt Nam tích cực tham gia dự án “Từ các công nghệ xanh đổi mới đến các giải pháp sẵn sàng kinh doanh điện tử” nhằm chuyển giao công nghệ Xanh EU sang sử dụng tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và thúc đẩy sự hợp tác EU - ASEAN, qua đó giúp Việt Nam nâng cao năng lực công nghệ trong lĩnh vực sản xuất bền vững và năng lực nghiên cứu, liên quan đến COVID-19 như sản xuất khẩu trang, chuẩn đoán nhanh, sản xuất vắc-xin…. Đáng chú ý, về hợp phần xử lý rác thải, dự án đã này đã phân tích chuỗi giá trị, tìm hiểu nhu cầu để triển khai công nghệ mới, lập bản đồ các bước thực hiện và xây dựng nội dung cho chuỗi hội thảo trên mạng với các chuyên gia EU, AMS, Phillipines và các bên liên quan. Về hợp phần sản xuất bền vững: in 3D với công nghệ CNC cho hộp số, chế biến thực phẩm, nhựa sinh học, tái chế pin mặt trời, đồng thời tìm kiếm các đối tác EU sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho Việt Nam thuộc những lĩnh vực này.

Việt Nam cũng tích cực tham gia Chương trình đồng tài trợ cho nghiên cứu và đổi mới sáng tạo SEA – EU JFD. Chương trình kêu gọi các đề xuất dự án nghiên cứu chung giữa các quốc gia Đông Nam Á và châu Âu được cam kết tại Đối thoại ASEAN – EU về Khoa học và Công nghệ lần thứ 8 tại Phillipines năm 2019; qua đó, tích cực tạo điều kiện cho các nhà khoa học Việt Nam hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các đồng nghiệp trong khu vực ASEAN và EU. Việt Nam tích cực tham gia Dự án ARISE+IPR của EU hỗ trợ khu vực ASEAN, phối hợp xuất bản tài liệu “Chỉ dẫn địa lý khu vực ASEAN” và Dự án “Hỗ trợ ASEAN hội nhập thị trường EU” giai đoạn 2 (ARISE Plus).

Việt Nam và EU đã thành công hợp tác tổ chức các hội nghị, hội thảo như: Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục Á - Âu (2009); Các Diễn đàn Á - Âu về học tập suốt đời (2009, 2010 và 2018); Diễn đàn Giáo dục Đại học châu Âu tại Hà Nội (11/2014); Diễn đàn Á - Âu về mối quan hệ nhà trường doanh nghiệp (2015). Năm 2014, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã tặng Bằng Tiến sỹ danh dự cho ngài Ma-nu-en Ba-rô-sô, Chủ tịch EC.

Việt Nam đã cùng EU thực hiện 02 Dự án xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế với Đức (Trường Đại học Việt Đức) và Pháp (Trường Đại học Công nghệ Hà Nội).

Tháng 6/2017, tại TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam đã phối hợp với EU triển khai tổ chức Hội thảo về giới thiệu chương trình học bổng Erasmus Mundus đào tạo thạc sỹ và tiến sĩ dành cho giảng viên các trường đại học. EU cũng cung cấp nhiều dự án nghiên cứu phối hợp với sự tham gia của nhiều trường đại học hàng đầu của Việt Nam trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu mang tên nhà nữ bác học, người hai lần giải thưởng Nobel Marie Skłodowska-Curie.

Hiện nay một số nước EU như Pháp và Bỉ và các trường đại học thành viên tham gia vào Trung tâm Pháp-Việt đào tạo về Quản lý (CFVG) đang hoàn thiện và trình đề án thành lập Trường Đại học Quản lý Châu Âu (European Management University – ERU) tại Việt Nam.

EU và Việt Nam hiện đang có một số hoạt động/dự án hợp tác gồm: Dự án “Nâng cao khả năng làm việc cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam” trong khuôn khổ chương trình Eramus Plus của Cộng đồng châu Âu; dự án MARCO POLO về nâng cao năng lực hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu tại các trường Đại học khu vực ASEAN - cụ thể tại Việt Nam, Malaysia và Thái Lan, tổng kinh phí dự án là 67.015 EUR cho giai đoạn từ năm 2016 đến 2019; Dự án VOYAGE được Cộng đồng châu Âu tài trợ kinh phí là 505.164 EUR và hoạt động trong 3 năm từ tháng 10/2015-tháng 10/2018. Học viện CNBCVT đã được lựa chọn là một trong số các cơ quan triển khai dự án và được phân bổ 60.105 EUR để thực hiện các hoạt động liên quan.Ngoài ra, còn có một dự án lớn về đào tạo báo chí do Châu Âu tài trợ cho Việt Nam là Dự án "Hỗ trợ Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí" do Thụy Điển thực hiện (2010-2013).

Kể từ năm 2016, hợp tác với EU chủ yếu xuất phát từ khuôn khổ Đối thoại Nhân quyền, Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) và Hiệp định EVFTA và tập trung vào 02 nội dung gồm nghiên cứu phê chuẩn các Công ước ILO và hỗ trợ nạn nhân buôn bán người.

(i) Về nghiên cứu phê chuẩn các Công ước ILO, ta đã hợp tác với EU thông qua ILO để thực hiện dự án “Thúc đẩy quá trình Việt Nam xem xét gia nhập và thực hiện các Công ước của ILO” giai đoạn 2016-2018 và dự án “Thương mại cho Việc làm thỏa đáng” (Trade for Decent Work) giai đoạn 2019-2021. Hai dự án này được thiết kế và thực hiện trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định FTA thế hệ mới bao gồm EVFTA. Hai dự án này phù hợp với chủ trương của ta về việc gia nhập các công ước cơ bản và kỹ thuật của ILO, góp phần thúc đẩy nội dung hợp tác về lao động của Việt Nam và EU trong hai Hiệp định PCA và EVFTA.

(ii) Về hỗ trợ nạn nhân buôn bán người: Tại Đối thoại Nhân quyền (2016), EU bày tỏ quan tâm sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực hỗ trợ nạn nhân buôn bán người. Tháng 11/2018, hai bên đã thống nhất Điều khoản tham chiếu và chọn chuyên gia hỗ trợ một số hoạt động về hướng dẫn chuyển tuyến hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán người và đánh giá hoạt động của đường dây nóng quốc gia về tư vấn và hỗ trợ nạn nhân buôn người (đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên). Tháng 10/2019, Bộ LĐTBXH đã phối hợp với Phái đoàn EU tại Việt Nam tổ chức Hội thảo về tăng cường tiếp nhận, xác minh, chuyển tuyến, bảo vệ và hỗ trợ các nạn nhân của nạn mua bán người. Trong giai đoạn 2020 – 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên không có hoạt động hợp tác. Dự kiến, hỗ trợ nạn nhân buôn bán người tiếp tục là một trong những ưu tiên hợp tác giữa hai bên trong gian đoạn 2022 - 2027.

(iii) Trong khuôn khổ EVFTA, tháng 02/2021, Bộ LDTBXH đã phối hợp với EU tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm thành lập và vận hành thiết chế Nhóm Tư vấn trong nước (DAG) trong các Hiệp định FTA của EU” nhằm tìm hiểu thông tin, kinh nghiệm về việc thành lập và vận hành DAG ở các FTA mà EU đã và đang thực hiện, phục vụ việc thực hiện cam kết tại Chương 13 Hiệp định EVFTA.

Tính đến tháng 6/2021, EU đã cam kết cung cấp cho Việt Nam 4,1 triệu liều vắc-xin thông qua cơ chế Covax và đang có kế hoạch tăng cường hỗ trợ các nước đối tác về vắc-xin. Tháng 7/2020, EU công bố gói hỗ trợ “Team Europe” trị giá 800 triệu Euro hỗ trợ ASEAN ứng phó với đại dịch COVID-19 và hỗ trợ phục hồi. Tại AEMM-23 (12/2020), EU công bố Chương trình hỗ trợ các nước Đông Nam Á sẵn sàng ứng phó đại dịch trị giá 20 triệu Euro nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực y tế điều phối, ứng phó dịch bệnh tại khu vực.

PHỤ LỤC  1Các mốc lớn trong quan hệ Việt Nam - EU

1990: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

1992: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định dệt may.

1995: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - Ủy ban Châu Âu.

1996: EC thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam.

1997: Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN - EU.

2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền.

2004: Hội nghị cấp cao Việt Nam - EU lần đầu tiên tại Hà Nội.

2005: Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến 2010 và định hướng tới 2015 về quan hệ Việt Nam - EU.

2010: Ký tắt PCA Việt Nam - EU.

2012: Ký chính thức PCA Việt Nam - EU và khởi động đàm phán EVFTA.

2015: Ký Tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán EVFTA.

2016: PCA bắt đầu có hiệu lực (từ 01/10/2016).

2019: Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) bắt đầu có hiệu lực 01/6/2019.

2019: Ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA).

2019: Ký chính thức Hiệp định về thiết lập khuôn khổ tham gia của Việt Nam vào các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU (FPA), chính thức có hiệu lực từ 01/6/2020.

2020: Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ 01/8/2020.

PHỤ LỤC 2Các chuyến thăm cấp cao

7/1993: Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt thăm Cộng đồng châu Âu

2/1995: Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh thăm EP

1/1996: Phó Thủ tướng Trần Đức Lương thăm Cộng đồng châu Âu

4/1998: Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải thăm Cộng đồng châu Âu

9/2002: Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải thăm Cộng đồng châu Âu

3/2004: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm Cộng đồng châu Âu

3/2005: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm EP

9/2006: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Cộng đồng châu Âu

4/2010: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu bên lề Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Oa-sinh-tơn (Mỹ)

10/2010: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm EU

7/2010: Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm EP

6/2011: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm gặp Đại diện cấp cao EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh Ca-tơ-rin Át-xtơn bên lề Hội nghị FMM 10 (Hung-ga-ri)

12/2011: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm EP

3/2012: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng gặp Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Hơ-man Van Rôm-pơi và Chủ tịch EC Ma-u-en Ba-rô-sô bên lề Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Xê-un (Hàn Quốc)

4/2012: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh Ca-tơ-rin Át-xtơn bên lề Hội nghị AEMM19 (Bru-nây).

6/2012: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm EU và ký chính thức Hiệp định PCA Việt Nam - EU.

1/2013: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức EU

9/2013: Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm và làm việc với EU

1/2014: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Đại diện cấp cao của EU, bà Ca-tơ-rin Át-xtơn bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới, tại Đa-vốt (Thụy Sỹ).

10/2014: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức EU

8/2015: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh Phê-đê-ri-ca Mô-ghê-ri-ni bên lề Hội nghị AMM 48 (Ma-lay-xia).

9/2015: Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm EU.

12/2015: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm làm việc tại EU.

05/2016: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp song phương Chủ tịch Hội đồng châu Âu Đô-nan Tút-xcơ và Chủ tịch EC Giăng-Clốt Giăng-cơ bên lề Hội nghị G7 mở rộng (Nhật Bản)

06/2016: Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thăm EP, hội kiến với Phó Chủ tịch EP Di-mi-tri-ốt Pa-pa-đi-mu-lít.

07/2016: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp song phương Chủ tịch EC Giăng-Clốt Giăng-cơ bên lề Hội nghị ASEM11 (Mông Cổ).

07/2016: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh Phê-đê-ri-ca Mô-ghê-ri-ni bên lề Hội nghị ASEM11 (Mông Cổ).

07/2017 : Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp song phương Chủ tịch Hội đồng châu Âu Đô-nan Tút-xcơ và Chủ tịch EC Giăng-Clốt Giăng-cơ bên lề Hội nghị G20 (Đức).

08/2017 : Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp song phương Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh Phê-đê-ri-ca Mô-ghê-ri-ni bên lề Hội nghị AMM50 (Phi-líp-pin).

09/2017 : Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ thăm làm việc tại Liên minh châu Âu.

11/2017 : Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 31 (Ma-ni-la).

11/2017 : Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh gặp song phương Đại diện cấp cao của EU về Chính sách đối ngoại và An ninh Federica Mogherini bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 13 – FMM13 (Nay Pyi Taw).

01/2018: Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ gặp Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF (01/2018).

03/2018: Đoàn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường thăm EU.

08/2018 : Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp song phương Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh Phê-đê-ri-ca Mô-ghê-ri-ni bên lề Hội nghị AMM51 (Singapore).

10/2018 : Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm làm việc tại EU.

04/2019: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm làm việc tại EU.

06/2019 : Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thăm làm việc tại EU

06/2019 : Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh thăm làm việc tại EU

9/2019 : Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình thăm EU và dự Diễn đàn Kết nối Á-Âu do Hội đồng Châu Âu tổ chức.

10/2019: Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch thăm EU, ký Hiệp định khung về việc Việt Nam tham gia các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU (FPA).

12/2019: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp song phương Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh Giô-xép Bô-ren bên lề Hội nghị ASEM FMM14 (Madrid).

7/1994: Ủy viên EC phụ trách đối ngoại Han Van Đen Brốc thăm Việt Nam.

9/1995: Phó Chủ tịch EC Ma-nu-en Ma-rin thăm Việt Nam.

1/2004: Ủy viên EC phụ trách An toàn thực phẩm, Y tế công cộng và Bảo vệ người tiêu dùng Đa-vít Bơn thăm Việt Nam.

7/2004: Đặc phái viên của EU phụ trách về vấn đề ASEM Han-Van-Đen Brốc thăm làm việc tại Việt Nam.

10/2004: Chủ tịch EC Rô-ma-nô Pờ-rô-đi và Ủy viên thương mại EC Pa-xơ-can La-mi  thăm làm việc tại Việt Nam.

4/2005: Ủy viên EC phụ trách thương mại Pi-tơ Man-đen-xơn thăm làm việc tại Việt Nam.

10/2005: Tổng Vụ trưởng đối ngoại EC E-nếch-cô Lan-đa-bu-ru thăm Việt Nam.

11/2005: Ủy viên EC phụ trách An toàn thực phẩm, Y tế công cộng và Bảo vệ người tiêu dùng M. Ci-pra-nôi thăm Việt Nam.

4/2006: Ủy viên EC phụ trách đối ngoại Ben-nít-ta Phe-re-rô Ôn-nê thăm Việt Nam.

5/2006: Chủ tịch Uỷ ban tự do dân sự, tư pháp và nội vụ kiêm Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ EP quan hệ với ASEAN và các nước Đông Nam Á ông Ham-mút Na-xa-ơ thăm Việt Nam.

11/2007: Chủ tịch EC Hô-sê Man-nu-en Ba-rô-sô thăm chính thức Việt Nam (chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch EC kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao).

5/2009: Uỷ viên EC phụ trách đối ngoại Ben-nít-ta Phe-re-rô Ôn-nê hội kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

2/2010: Ủy viên EC phụ trách thương mại Ca-ren đơ Gút thăm làm việc Việt Nam.

3/2010: Đoàn các Nghị sỹ EP thăm Việt Nam.

2/2012: Giám đốc Cơ quan Đối ngoại EU Đa-vít Ô-xu-li-van đến Việt Nam sang Việt Nam dự Tham vấn Chính trị cấp Thứ trưởng Việt Nam – EU lần thứ nhất.

3/2012: Ủy viên EC phụ trách hợp tác phát triển An-dri Pi-en-bát-dơ dự Hội nghị thường niên khu vực Châu Á - TBD của EU về chính sách ODA và được Chủ tịch nước và Phó Thủ tướng ta tiếp.

10/2012: Chủ tịch Hội đồng châu Âu Hơ-man Van Rôm-pơi thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

3/2013: Ủy viên EC phụ trách thương mại Ca-ren Đơ Gút thăm Việt Nam và được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp.

10/2013: Phó Chủ tịch EC phụ trách công nghiệp và doanh nghiệp An-tô-ni-ô Ta-gia-ni thăm Việt Nam; tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

3/2014: Ủy viên EC phụ trách thương mại Ca-ren Đơ Gút thăm Việt Nam.

3/ 2014: Giám đốc Cơ quan Đối ngoại EU Đa-vít Ô-xu-li-van đến Việt Nam đồng chủ trì Tham vấn Chính trị cấp Thứ trưởng Việt Nam – EU lần 3 và UBHH Việt Nam - EU lần thứ 9.

8/2014: Đại diện cấp của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh, Phó Chủ tịch EC bà Cát-tơ-rin Át-xtơn thăm chính thức Việt Nam.

8/2014: Chủ tịch EC Hô-sê Ma-nu-en Ba-rô-sô thăm chính thức Việt Nam lần thứ 2.

3/2015: Phó Chủ tịch EP Đi-mi-tri-ốt Pa-pa-đi-mu-lít thăm Việt Nam nhân dịp dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) lần thứ 132.

4/2015: Chủ tịch INTA của EP Bơn Lang-gơ thăm Việt Nam.

11/2015: Ủy viên EC phụ trách Hợp tác quốc tế và Phát triển Ni-ven Mi-mi-ca thăm Việt Nam.

11/2015: Nhóm Nghị sĩ EP có quan hệ với ASEAN và các nước Đông Nam Á thăm Việt Nam.

11/2016: Ủy viên EC phụ trách Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phin Hô-gan dẫn đầu đoàn 41 doanh nghiệp châu Âu thăm Việt Nam; tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

11/2016: Ủy viên EC phụ trách Môi trường, Hàng hải và Nghề cá Ka-me-nu Ve-la thăm Việt Nam, kết hợp dự Hội nghị Quốc tế lần thứ ba về “Chống buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã”; tiếp kiến Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

9/2017: Chủ tịch INTA của EP Bơn Lang-gơ thăm Việt Nam, tham dự Hội thảo về Lao động, việc làm và phát triển bền vững theo Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội chủ trì.

12/2017 : Chủ tịch Nhóm Liên minh các đảng Cải cách và Bảo thủ châu Âu (ACRE), đồng thời là Phó Chủ tịch INTA của EP thăm Việt Nam.

12/2017 : Đoàn Chủ tịch Ủy ban Quân sự EU Tướng Mikhail Kostarakos thăm Việt Nam.

01/2018: Đoàn Phó Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư châu Âu Jonathan Taylor thăm Việt Nam.

02/2018: Tổng Vụ trưởng Hợp tác Phát triển của EC Stefano Manservisi và Tổng Vụ trưởng châu Á và Thái Bình Dương của Cơ quan Đối ngoại và An ninh châu Âu Gunnar Wiegand thăm Việt Nam.

05/2018: Đoàn công tác của Tổng vụ Các vấn đề Biển và Thủy sản (DG-MARE) của EC thăm làm việc tại Việt Nam.

07/2018: Chủ tịch INTA thuộc EP thăm Việt Nam.

12/2018: Đoàn Cục Trưởng Cục Cục Quản lý Khủng hoảng và Kế hoạch thuộc Cơ quan Đối ngoại châu Âu thăm làm việc tại Việt Nam.

1/2019 : Phó Chủ tịch EP Heidi Hautala thăm Việt Nam.

4/2019: Phó Tổng Thư ký Cơ quan Đối ngoại Châu Âu thăm Việt Nam.

6/2019 : Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmtrom thăm Việt Nam và ký chính thức EVFTA và EVIPA.

8/2019 : Phó Chủ tịch EC/Đại diện Cấp cao EU về Chính sách đối ngoại và An ninh Federica Mogherini.

10/2019: Chủ tịch Uỷ ban Thương mại quốc tế của EP Lange Bernd thăm làm việc Việt Nam.

[1] Ngày 12/6/1992, Nghị viện châu Âu ra nghị quyết tăng cường quan hệ giữa EU với 3 nước Đông Dương, đưa ra các biện pháp thúc đẩy quan hệ mọi mặt với Việt Nam.

[2] Quyết định số 2075/2013/QĐ-CTN

[3] Trước khi Tiểu ban Các vấn đề chính trị trong khuôn khổ Ủy ban hỗn hợp triển khai Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) được hình thành, Việt Nam và EU thỏa thuận tổ chức Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao hàng năm, luân phiên tại Hà Nội và Brúc-xen (Bỉ) trong giai đoạn 2012-2015. Nội dung trao đổi tập trung vào ba nội dung chính: (1) quan hệ song phương; (2) các vấn đề toàn cầu và (3) tình hình khu vực.

[4] Lần thứ nhất vào ngày 8/12/2021; lần thứ hai vào ngày 31/5/2021.