Lê Thanh Hải Có Bị Bắt Chưa

Lê Thanh Hải Có Bị Bắt Chưa

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một tuần sau khi có tin đồn bị bắt, ông Lê Thanh Hải, cựu bí thư Thành Ủy ở Sài Gòn, được nhìn thấy hiện diện tại đám tang bà Đỗ Duy Liên, cựu phó chủ tịch thành phố này, vào hôm 27 Tháng Năm.

Dấu hiệu về tương lai của ông Hải

Trước khi ông Hải bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng, đã có một loạt những dấu hiệu phần nào báo trước một tương lai gập ghềnh cho ông Hải.

Ngày 20/4, ông Lê Thanh Hải đột ngột bị nhắc tên trong một video của Truyền hình Nhân Dân. Đây là bộ phận báo hình của báo Nhân Dân - cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cần lưu ý, ông Hải bị nhắc tên do những sai phạm đã xảy ra từ nhiều năm trước.

Tới ngày 8/5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị kỷ luật đối với ông Hải do những sai phạm liên quan tới Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Tập Đoàn AIC nói trên.

Chỉ hơn một tuần sau, ông Hải bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cách tất cả các chức vụ trong Đảng.

Quay trở lại xa hơn trong quá khứ, từ lâu đã có nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét trách nhiệm của ông Hải trong vụ Vạn Thịnh Phát.

Nhìn lại quá trình công tác của ông Hải, có thể thấy, thời gian ông lãnh đạo TP HCM cũng là thời gian Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan phát triển thăng hoa.

Cuối thập niên 1990, ông Lê Thanh Hải từng làm giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, sau đó làm Phó Chủ tịch UBND TP HCM.

Từ năm 2001 cho đến đầu năm 2016, ông làm Chủ tịch UBND TP HCM rồi Bí thư Thành ủy.

Đây cũng là quãng thời gian mà Vạn Thịnh Phát từ một công ty nhỏ đã liên tục thâu tóm các khu đất vàng, từ đó trở thành một gã khổng lồ trong ngành bất động sản.

Vạn Thịnh Phát sở hữu nhiều khu đất vàng và các tòa nhà nằm ở vị trí đắc địa tại TP HCM như Times Square, Cao ốc Vạn Thịnh Phát, khách sạn Duxton, Union Square.

Vào năm 2021, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận về việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP HCM có nhiều sai phạm.

Khi đó, báo chí Việt Nam đã phản ánh rằng phần lớn số nhà đất này đã về tay Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đơn cử là tòa nhà Vạn Thịnh Phát ở đường Trần Hưng Đạo, quận 1.

Bình luận trước khi tòa tuyên án vụ Vạn Thịnh Phát, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ viện ISEAS, Singapore đã nhắc việc cựu Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải, người nắm quyền suốt hai nhiệm kỳ, từ năm 2005 đến 2015, trùng hợp với sự phát triển thăng hoa của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

"Tôi có nghe rằng ông ấy là người đỡ đầu về mặt chính trị cho bà Lan. Có thể là sự bảo trợ về mặt chính trị này là một yếu tố khác khiến việc đưa vụ án ra ánh sáng bị trì trệ."

Tạp chí Time cho rằng bà Trương Mỹ Lan ắt phải có móc nối hoặc nhận sự bảo trợ từ những nhân vật có quyền lực để có thể xây dựng một đế chế bất động sản ở Việt Nam, nơi mà đất đai đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước.

Tạp chí Time sau đó đã nhắc lại việc ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân, cựu Chủ tịch UBND TP HCM, đã bị kỷ luật do những cáo buộc vi phạm nghiêm trọng liên quan đến dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Carl Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales (Úc), có ý kiến tương đồng:

“Lê Thanh Hải và mạng lưới của ông ta rất có thể đã tạo điều kiện cho bà Lan thăng tiến. Tại sao ông Hải và đồng phạm không bị kỷ luật thêm vì tham gia vào các hoạt động gian lận và tham ô của Lan vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Có lẽ đây là trường hợp ‘im lặng là vàng’.”

Ông Lê Thanh Hải và vụ Thủ Thiêm

Đề cập đến ông Hải, không thể nào không nói tới những sai phạm tại Dự án khu Đô thị mới Thủ Thiêm.

Do những sai phạm liên quan tới dự án này, ông Hải đã từng bị kỷ luật đảng.

Ngày 20/3/2020, ông bị Bộ Chính trị kỷ luật với hình thức “cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010-2015" do những vi phạm liên quan tới dự án khu đô thị Thủ Thiêm.

Vụ việc tại Thủ Thiêm đã gây ra nhiều tranh chấp giữa người dân có đất đai bị giải tỏa với chính quyền và các nhà phát triển bất động sản.

Đây là một vụ việc có tác động lớn đến chính trị, ảnh hưởng sâu sắc đến uy tín của chính quyền địa phương và trung ương.

Có thể nói rằng mỗi khi nhắc tới ông Lê Thanh Hải là mọi người lại nhớ lại những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình triển khai thực hiện dự án Thủ Thiêm.

Theo báo Tiền phong, ông Hải được xem là người “khởi nguồn” cho những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình triển khai thực hiện dự án Thủ Thiêm.

Đặc biệt, theo tờ báo này, ông Hải là người đã chỉ đạo “xé nát” 160 ha đất tại định cư của người dân bị giải tỏa.

Vài ngày sau khi ông Hải bị cách chức, Đài Tiếng nói Việt Nam có bài viết về sự việc này, tác giả là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phúc, cựu Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, đã viết rằng qua theo dõi lịch sử Đảng, ông chưa từng thấy có cán bộ cấp cao thuộc diện do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý nào mà bị xử lý kỷ luật như ông Lê Thanh Hải.

Ông Phúc cho rằng đây là cách Đảng thể hiện rằng cán bộ cấp cao mắc sai phạm dù đã nghỉ hưu cũng sẽ bị xử lý chứ không có chuyện “hạ cánh an toàn”.

Ngược lại, có nhiều người dân cho rằng cách ông Hải bị xử lý chưa đủ nghiêm.

Thả mồi 800 tỷ, câu được cá 4.000 tỷ nhưng Vượng Vin vẫn không thể xơi được. Vì sao ?

Trân Anh, Thoibao.de, 11/08/2022

Vụ án Việt Á sẽ là cơn bão nổi lên lắng xuống, mỗi lần nổi lên quét một loạt quan chức cộm cán. Hiện nay Việt Á đã thổi bay hai Ủy viên Trung ương Đảng, đó là Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long. Còn hai thứ trưởng Bộ Y tế đã bị kỷ luật về mặt đảng đang chờ xử lý hình sự.

Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.

Người ta dự đoán rằng, trước thềm Hội nghị trung ương 6 và cả Hội nghị trung ương 7 thì vụ Việt Á vẫn là đề tài nóng bỏng. Còn đó những con cá gộc đang ẩn nấp và nhiều người vẫn cho rằng, sẽ sa lưới vào thời gian tới.

Thời gian qua, đã có hai đại gia lớn trên sàn chứng khoán và là những đại gia có máu mặt trong làn bất động sản Việt Nam, đó là Trịnh Văn Quyết của FLC và Đỗ Anh Dũng của Tân Hoàng Minh. Thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu đang là ổ tội phạm kinh tế Việt Nam, vấn đề của ông Tổng là lựa người mà bắt, bắt ai mà có thể triệt hạ được những nhân vật trong bộ máy nhà nước có lợi ích để ông Tổng chỉnh đốn Đảng. Trước khi rời ghế Tổng bí thư, ông Trọng sẽ làm nhiều vụ án lớn để dọn cỗ cho những đệ ruột của ông lên tiếp quản.

Nhiều người cho rằng, Phạm Nhật Vượng của Vingroup và Lê Viết Lam của Sungroup đang là những con cá mập lớn, con cá này rất nhiều thịt và các thế lực chính trị đang thèm nhỏ dãi. Hai nhân vật này lớn hơn rất nhiều hai nhân vật đã bị bắt là Trịnh Văn Quyết và Đỗ Anh Dũng.

Có nhiều chuyên gia đánh giá rằng, Phạm Nhật Vượng có tội và cũng có công. Nói về công, thì báo chí nhà nước Cộng Sản đã nói rất nhiều, còn nói về tội thì cũng có nhưng đang giấu. Khi mối lương duyên giữa quyền và tiền còn tốt đẹp thì không ai moi cái sai, nhưng khi mối quan hệ này không còn đẹp nữa thì cái sai nhỏ cũng bị khui ra, vì vậy, ông Phạm Nhật Vượng như đang ở trong hang cọp khi chơi với Cộng sản. Đó là đánh giá của một số người thạo tin.

Hiện nay vụ án Việt Á có liên quan đến ông Phạm Nhật Vượng đã bị cắt đứt. Tuy nhiên hành động cắt đứt ở đây là cắt về mặt truyền thông, nhưng việc điều tra vẫn được lính của Tô Lâm đang cho tiến hành. Trong vụ án Việt Á, Phan Quốc Việt chỉ là con dê tế thần, cả Trung ương Đảng biết điều đó và Tô Lâm biết điều đó. Tuy nhiên vấn đề là tìm ra bằng chứng rõ ràng thì cần phải có thời gian. Để đối phó với một con người kinh nghiệm đầy mình như ông Phạm Nhật Vượng là rất khó khăn chứ không hề đơn giản.

Điều tra lịch sử thành lập Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á thì người ta biết, nó được thành lập năm 2007, có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, với vốn đăng ký thành lập doanh nghiệp chỉ 80 triệu đồng. Tuy nhiên, sau 6 lần đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp, Công ty Việt Á có vốn điều lệ lên tới 1.000 tỉ đồng vào tháng 10-2017.

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và đầu tư, ngoài Phan Quốc Việt – tổng giám đốc Công ty Việt Á, hai cổ đông sáng lập công ty còn lại là ông Đồng Sỹ Huy và bà Hồ Thị Thanh Thủy. Phan Quốc Việt – tổng giám đốc, người đại diện pháp luật Công ty Việt Á – giữ 10,2% cổ phần công ty. Ông Đồng Sỹ Huy giữ 5% cổ phần, bà Hồ Thị Thanh Thủy giữ 4,8% cổ phần.

Tháng 10-2017, Công ty Việt Á thực hiện đăng ký thay đổi thông tin doanh nghiệp lần 6 (lần gần đây nhất), vốn điều lệ doanh nghiệp được nâng lên 1.000 tỉ đồng nhưng góp vốn của 3 cổ đông sáng lập trên không thay đổi, chỉ giữ khoảng 20% CP vốn doanh nghiệp. Như vậy có khoảng 800 tỉ đồng đã được các cổ đông khác bơm vào doanh nghiệp.

Con số 800 tỷ đồng được bơm vào Việt Á là con số được Bộ công an điều tra xem nhân vật nào đã rót vào ? Người mà Tô Lâm đang nhắm đến đó là Phạm Nhật Vượng và người nhà của một nhân vật quyền lực khác đang ở Tứ trụ. Rất có thể nhân vật kia chỉ góp miệng vì họ có uy tín người nhà bảo kê cho Việt Á xem như là cổ phần đặc biệt, còn lại 800 tỷ đang được cơ quan điều tra nhắm vào ông tỷ phú giàu nhất Việt Nam. Nếu đúng ông bỏ tiền ra góp thì quả thật ông bỏ 800 tỷ câu được 4000 tỷ nhưng không thể ăn được. Chưa ăn mà lại mắc nghẹn thì rất đâu.