Không Một Ai

Không Một Ai

Nhắc về ca sĩ Tuấn Anh một thời nổi đình đám trong làng nhạc hải ngoại vào thập niên 1980-1990, khán giả vẫn còn ấn tượng một ca sĩ có phong cách bị cho là lập dị, thậm chí có thể nói là quái dị. Đó là vì ông luôn luôn xuất hiện trên sân khấu với bề ngoài không giống ai: Những bộ trang phục loè loẹt và bắt mắt, trang điểm đậm như phụ nữ với bộ ria mép được cắt tỉa rất gọn gàng. Với ngoại hình này, nhiều khán giả khó tính sẽ cảm thấy không có cảm tình, tuy nhiên cũng có rất nhiều khán giả yêu nhạc đã bị ca sĩ Tuấn Anh chinh phục với chất giọng trầm ấm và rất truyền cảm.

TOEIC và IELTS cái nào khó hơn?

Đề thi IELTS mang tính học thuật, đòi hỏi chuyên môn về từng lĩnh vực cụ thể như máy móc, khí hậu, sinh học, hóa học, y dược,.... Ngoài ra, đề thi IELTS cũng yêu cầu thí sinh phải có hiểu biết và vốn từ để diễn tả các chủ đề xã hội.

Trong khi đó, bài thi TOEIC được xây dựng nhằm mục đích đánh giá khả năng dùng ngôn ngữ Anh ở các môi trường làm việc nước ngoài. Theo đó, chủ đề và phạm vi kiểm tra của TOEIC thường liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, kinh tế hay tình huống giao tiếp thường gặp.

IELTS mang tính học thuật nhiều hơn và do đó thường được đánh giá là khó hơn.

Học IELTS hay TOEIC sẽ phụ thuộc mục đích, nhu cầu cá nhân của mỗi người. Cả 2 chứng chỉ này đều là bài thi chuẩn quốc tế đòi hỏi bạn phải có phương án học lâu dài, kế hoạch cụ thể phù hợp cho từng lộ trình học.

Bằng TOEIC hay IELTS có giá trị hơn? Giá trị của chứng chỉ không nằm ở chữ nên hay không nên hay cái nào hơn cái nào. Cần xét theo góc độ phù hợp như bạn cần IELTS để định cư nước ngoài, du học Úc, Canada thì việc có chứng chỉ IELTS vẫn tốt hơn TOEIC. Nếu trường bạn yêu cầu TOEIC chuẩn đầu ra thì hãy thi TOECI bởi vì lệ phí thi của TOEIC thấp hơn và dễ chinh phục hơn rất nhiều. Cụ thể thi TOEIC và IELTS cho các trường hợp:

Học IELTS hay TOEIC để xin việc. Nếu bạn có dự định nộp đơn xin xét tuyển các trường đại học tại Việt Nam, xin học bổng nước ngoài, đi du học hay đi định cư thì bạn cần học và lấy chứng chỉ IELTS.

Nếu bạn cần chứng chỉ ngoại ngữ đầu ra đại học thì có thể cân nhắc cả TOEIC và IELTS tùy theo yêu cầu của trường bạn đưa ra.

Nhu cầu của bạn là có chứng chỉ tiếng Anh để phục vụ cho công việc của mình thì TOEIC lẫn IELTS đều là những lựa chọn tốt. Tuy nhiên, để tạo được ấn tượng tốt trong mắt các nhà tuyển dụng thì bạn nên ưu tiên IELTS.

Tuy nhiên hiện tại IELTS đang được khá nhiều bạn theo học vì có thể nâng cao đều 4 kỹ năng, giúp ích rất nhiều trong cuộc sống, học tập sau này. Song song đó bằng TOEIC gần như được coi là một bằng cấp thông thường trong các công ty, trường học,... không được coi như một bằng cấp đặc thù để trở nên nổi bật như trước đây.

Nước dừa tốt cho sức khỏe nhưng uống sai sẽ mắc bệnh - Ảnh minh họa

Loại thảo dược quý nhưng chớ uống sai

Nhiều gia đình thường mua trữ dừa non trong nhà để lấy nước uống. Họ cho rằng việc uống nước dừa còn có tác dụng hơn là uống nhiều loại thảo dược quý hiếm.

Nước dừa cũng được sử dụng để tạo nước oresol khi không sẵn oresol tại nhà để bổ sung cho người bệnh mất nước. Đặc biệt, nước dừa còn có công dụng chống oxy hóa, giảm hoạt động của các gốc tự do... giúp cơ thể trẻ hóa, giảm mỡ máu, ung thư, tiểu đường, tim mạch, sỏi thận...

Trong nước dừa chứa 95% nước, các thành phần khác rất đa dạng bao gồm: Nitơ, acid phosphoric, kali, canxi, magie, sắt, đường khử... Các thành phần trên nước dừa có tính hàn giúp giải nhiệt, làm mát, giải khát đặc biệt tốt.

GS Bùi Quốc Châu, giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, cho biết nhiều người nghĩ nước dừa là thức uống lý tưởng vì có nhiều vitamin, muối khoáng… nên có dịp là uống, nhất là những khi đi nắng hoặc trời nóng, cảm sốt thì tha hồ uống.

Nhưng nước dừa rất "âm" cho nên uống nhiều sẽ tự động âm hóa cơ thể, sau đó có nguy cơ sinh ra: lạnh bụng, lạnh tay chân, yếu tim, trĩ nội, xuất huyết, tiêu hóa, thấp khớp…, là những bệnh do lạnh sinh ra.

Ông Châu cho biết lý do để ông nghiên cứu tác hại của nước dừa dù các tài liệu khoa học của Tây y đều coi nước dừa là thứ nước uống lý tưởng, nhiều chất bổ và vô hại nhưng bà con nông thôn lại có kinh nghiệm, dặn dò con trẻ:

"Đi xa ngoài nắng, về nhà đừng uống nước dừa dễ ớn lạnh, hâm hấp sốt hoặc sốt cao. Thậm chí nếu đã mang bệnh trước đó có khi nguy hiểm tới tính mạng.

Ông đã nghiên cứu sâu, theo dõi nhiều trường hợp và đến nay, sau một thời gian lâu dài kiểm nghiệm, tổng kết thì thấy nước dừa rất có hại cho sức khỏe nếu uống nhiều 3 - 4 trái/ngày và thường xuyên, nhất là đối với các bệnh nhân suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh.

Ông đã chữa trị cho một số bệnh nhân bị bệnh mạn tính chữa mãi không khỏi, mà nguyên nhân là do mỗi ngày uống 3 - 4 trái dừa, trong thời gian dài.

GS Châu giải thích nước dừa thuộc âm, tức là nó có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp.

Tuy nhiên, nói nước dừa luôn có hại là không đúng vì có lúc nước dừa chữa được bệnh. Đó là tùy cách dùng và tùy trường hợp bệnh mà xem xét có nên sử dụng hay không. Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, bệnh tim do lạnh thì không nên dùng vì có thể tai hại khôn cùng.

Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, cũng cảnh báo trong nước dừa hàm lượng chất béo rất cao 2% nên dùng hạn chế, uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Dừa và những loại quả nhiều nước (dưa hấu…) đều có tính làm mát (ẩm, thấp), khi đi nắng về ta không nên ăn, uống nhiều vì đông y cho rằng "ẩm khốn tỳ", ẩm nhiều gây hại tỳ vị, gây đầy bụng, khó tiêu, người ớn lạnh, đặc biệt có hại cho đường tiêu hóa và lá lách.

Nhiều bệnh nên tránh dùng nước dừa

Lương y Vũ Quốc Trung khuyên nên tránh uống nước dừa vào buổi tối với nước đá. Đó là ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) rất dễ bị bệnh. Việc uống nhiều nước dừa mỗi ngày, cơ thể cũng tự sản sinh ra những bệnh mà trước kia không có như:

Bệnh cườm nước ở mắt, bệnh nhức đầu kinh niên, thấp khớp, tim to, tim đập chậm, nhói tim khó thở, huyết áp thấp, mỏi gân cốt, trĩ nội, lòi dom, sa dịch hoàn, dễ xuất huyết nội, rong kinh, huyết trắng, loãng máu, suy nhược thần kinh, thậm chí liệt dương, dương nuy…

Đặc biệt, người đánh võ hay đá bóng cũng kỵ dùng nước dừa trước khi thi đấu vì làm cho gân cơ rã rời, không thể chạy nhanh và sức bền được. Một số bệnh lý cần phải kiêng nước dừa vì có thể khiến bệnh nặng hơn hoặc gây biến chứng.

- Huyết áp thấp: Do nước dừa có tác dụng hạ huyết áp nên người huyết áp thấp uống nước dừa có thể gây hoa mắt chóng mặt, xây xẩm mặt mày.

- Dị ứng: Có một số người bị dị ứng nước dừa dẫn tới việc đi ngoài phân lỏng liên tục sau khi uống

- Tăng kali máu: Người có tình trạng tăng kali máu (mệt mỏi, suy nhược, đánh trống ngực, co cơ, liệt, dị cảm…) do suy thận dẫn tới lượng máu tới tim giảm, tim đập nhanh. Những người này không nên dùng nước dừa do thành phần nước dừa có chứa nhiều kali.

- Bệnh thận: Loại nước này có nhiều chất kali, khi nồng độ kali tích tụ quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá tải và dẫn đến nguy cơ suy thận.

- Xơ nang: Đây là loại bệnh di truyền làm phổi, hệ tiêu hóa cùng nhiều cơ quan khác bị tổn thương nghiêm trọng. Bệnh xơ nang sẽ làm giảm nồng độ muối nên người bị bệnh này cần bổ sung lượng muối (natri). Trong khi đó, nước dừa không chứa nhiều natri mà lại có quá nhiều kali - thành phần có khả năng làm lượng muối bị giảm nhiều hơn.

- Người phải thực hiện phẫu thuật: Nước dừa sẽ kiểm soát mức huyết áp và lượng đường ở trong và sau quá trình phẫu thuật.

- Người có thể tạng thuộc âm: Là những người thường xuyên bị lạnh tay chân, thịt ở bắp chân mềm nhão, ít khát nước, thường xuyên bị tiêu chảy… Nước dừa cũng thuộc tính lạnh, khiến tình trạng càng thêm nghiêm trọng hơn.

- Phụ nữ đau bụng kinh: Trong chu kỳ kinh, cổ tử cung của phụ nữ cần được làm ấm (bằng cách uống nước nóng hay chườm khăn ấm) để giảm bớt cảm giác khó chịu. Trong khi đó, nước dừa có tính hàn, thường sẽ khiến phụ nữ dễ đau bụng hơn.

- Mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ: Đây là thời điểm nhạy cảm, cần duy trì cảm giác ấm áp cho phôi thai. Nước dừa lại chứa hàm lượng chất béo cao, uống vào sẽ gây chứng khó tiêu, đầy bụng. Sản phụ trong tam cá nguyệt đầu tiên nếu uống nước dừa sẽ ốm nghén, nôn mửa…

- Người bị bệnh tiểu đường: Nước dừa có vị ngọt nhẹ nhưng 1 ly nước dừa chứa đến 11g đường. Đây là lý do mà người bị bệnh tiểu đường nên cân nhắc hạn chế tiêu thụ thường xuyên./.

Nguồn: https://tuoitre.vn/nhung-ai-khong-nen-uong-nuoc-dua-20231020064914625.htm