TPO - "Thật sự đây là một năm hoa anh đào đẹp nhưng buồn của Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung. Hi vọng dịch bệnh sẽ sớm qua đi và mùa anh đào năm sau sẽ vui và trọn vẹn hơn”, Hoàng Kiều Trinh - du học sinh tại Nhật cho biết.
Thay đổi về thời hạn 14 tháng của chương trình thực tập không bắt buộc (OPT)
Từ trước đến nay, du học sinh diện F-1 muốn tham gia chương trình OPT phải làm thủ tục xin giấy phép và hoàn tất chương trình trong thời hạn 14 tháng, thường được tính từ lúc hết hạn I-20. Nhưng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên từ ngày 1/10/2020 đến ngày 1/5/2021 USCIS sẽ linh hoạt điều chỉnh thời điểm tính thời hạn 14 tháng. Cụ thể, thời gian tính OPT sẽ bắt đầu từ lúc USCIS duyệt hồ sơ thay vì bắt đầu từ ngày hết hạn I-20. USCIS cũng áp dụng chính sách trên cho những hồ sơ nộp lại nếu thuộc trường hợp nộp hồ sơ lần đầu từ sau ngày 1/10/2020 đến ngày 1/5/2021 và từng bị USCIS từ chối.
Thị thực F-1 không bị ảnh hưởng nếu tiếp tục học trực tuyến ngoài nước Mỹ
Theo luật của Cơ quan di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS), thị thực F-1 có thể mất hiệu lực nếu du học sinh không tiếp tục việc học trong vòng 5 tháng (5-month rule) kể từ ngày rời khỏi nước Mỹ. Tuy nhiên, theo chỉ dẫn mới nhất của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) thì việc học trực tuyến trong mùa dịch Covid-19 vẫn được tính là duy trì việc học chứ không nhất thiết phải đến lớp trực tiếp toàn thời gian như trước đây.
Điều đó có nghĩa nếu bạn đã về Việt Nam nhưng vẫn tham gia chương trình học trực tuyến của trường thì visa F-1 du học Mỹ của bạn sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên nếu trong thời gian ở ngoài nước Mỹ mà thị thực F-1 của bạn hết hạn thì tương lai không thể quay lại Hoa Kỳ, trừ khi USCIS gia hạn thị thực cho bạn. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web của USCIS và làm theo các hướng dẫn để gia hạn hoặc thay đổi thị thực.
Gợi ý một số lựa chọn để đảm bảo thị thực F-1 luôn có hiệu lực
Vào tháng 7/2020, Cục hải quan và nhập cảnh Mỹ ICE thông báo về việc chỉnh sửa bộ luật tạm thời cho du học sinh F-1 đang theo học các lớp trực tuyến kỳ Mùa thu 2020. Quy định này sẽ tiếp tục được áp dụng trong kỳ học Mùa xuân 2021. Theo đó, các sinh viên có ba sự lựa chọn để duy trì tình trạng visa F-1:
1. Nếu bạn học trực tuyến 100% thì có thể:
Chuyển sang một trường đại học khác có lớp trực tiếp
Đăng ký chương trình thực tập bắt buộc (CPT). Các bạn du học sinh còn ở lại Mỹ có thể tìm người giới thiệu việc làm qua đây
Rời khỏi nước Mỹ và tiếp tục học các lớp trực tuyến của trường tại Việt Nam. Các bạn học trực tuyến tại Việt Nam vẫn có thể tham gia các chương trình thực tập trực tuyến, dự án nghiên cứu cá nhân, làm luận văn trực tuyến tài trợ bởi trường của bạn
Rời khỏi nước Mỹ và tạm hoãn một kỳ hay một năm học
2. Nếu bạn học lớp trực tuyến lẫn trực tiếp (Hybrid model) thì có thể:
Chọn ít nhất một lớp trực tiếp để duy trì thị thực
Nếu muốn học trực tuyến hoàn toàn mà không gây ảnh hưởng tới visa, hãy đăng ký một khóa thực tập CPT hoặc rời Mỹ và học tại gia
3. Đối với các bạn học chương trình cao học, mới tốt nghiệp hoặc sẽ tốt nghiệp trong năm 2021 thì có thể:
Nguồn tham khảo: ICE, US EMBASSY VIETNAM, CDC VIETNAM, USCIS
Bên ngoài nhà ga số 4 của sân bay Quốc tế Kennedy, hình ảnh hàng dài những chiếc taxi màu vàng của thành phố New York vốn hoạt động liên tục như băng chuyền trong những năm trước, đã biến mất.
Chỗ hành khách xếp hàng để đón taxi giờ trở nên trống trải. Nơi thường có hàng chục chiếc taxi đi qua để đón du khách, thì vào thứ Năm tuần trước, chỉ có hai chiếc đậu lại. Các tài xế phải đợi hàng giờ mới đón được một khách.
"Tôi không có thu nhập từ việc lái xe. Không có chuyến bay nào đến, không có khách du lịch ghé thăm, còn đường phố thì ít người qua lại hơn. Không làm ăn được, nhưng tôi vẫn phải chi trả các hóa đơn", ông Jean Metellus, 71 tuổi, cư dân Queens, lái taxi từ năm 1988 cho biết.
Đại dịch COVID-19 và các quy định hạn chế đi lại toàn cầu được đưa ra vào tháng Ba để kìm hãm sự lây lan của virus đã ảnh hưởng nặng nề tới ngành du lịch Mỹ, kéo theo đó là sinh kế của hàng triệu người. Hiệp hội Lữ hành Mỹ dự đoán lượng khách quốc tế đến Mỹ sẽ giảm mạnh gần 80% trong năm nay, chỉ còn 18,6 triệu, so với 79 triệu lượt vào năm ngoái.
Mặc dù sự sụt giảm đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới các điểm du lịch nổi tiếng như Orlando và Los Angeles, nhưng không nơi nào ở Mỹ chịu tác động rõ ràng hơn thành phố New York, nơi thu hút hơn 13,5 triệu du khách quốc tế vào năm ngoái. Thành phố New York trong nhiều năm đã là điểm đến phổ biến nhất nước Mỹ.
Một chiếc xe ngựa kéo vắng bóng du khách. (Nguồn: The New York Times)
Hiện công dân từ các quốc gia trên thế giới - bao gồm Anh, Trung Quốc và Brazil, ba thị trường quan trọng nhất đối du lịch New York - đã bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.
Tại 5 sân bay khu vực của bang vào tháng 7, lượng khách quốc tế đã giảm 93% so với tháng 7 năm 2019, theo dữ liệu của Cơ quan Cảng vụ. Riêng tại Kennedy, số lượng các chuyến bay quốc tế đến đã giảm 70% trong 6 tháng, từ 7.034 lượt trong tháng 1 xuống còn 2.121 lượt trong tháng 7. Vào tháng 8, chưa đầy 400.000 hành khách quốc tế đến Kennedy, giảm 89% so với hơn 3,5 triệu người trong cùng kỳ năm ngoái.
Ngành thực phẩm và đồ uống của thành phố đã mất gần 200.000 việc làm kể từ tháng 3. Theo công ty phân tích khách sạn STR, công suất phòng của các khách sạn đã giảm xuống còn khoảng 40%, so với mức hơn 80% vào tháng 8/2019. Theo Ủy ban Taxi và xe Limousine của thành phố New York, nhu cầu về taxi và dịch vụ ứng dụng gọi xe trong tháng 6 đã giảm 71%, mặc dù gần đây những con số này đã bắt đầu tăng trở lại.
Những chiếc xe buýt du lịch trống trải. (Nguồn: The New York Times)
Cảnh tượng tiêu điều của thành phố đã cho thấy tác động nặng nề của việc thiếu vắng hoạt động du lịch.
Tại Quảng trường Thời đại, các biển hiệu đường phố sôi động vẫn tỏa sáng, nhưng hơn một nửa số khách sạn trong khu vực đã đóng cửa và lượng người qua lại thưa thớt. Những chiếc xe buýt du lịch màu đỏ vẫn ngày ngày chạy trong thành phố, với những hàng ghế hành khách trống trải, qua các địa danh vắng bóng người, trong khi các đại lý du lịch phải ra tận vỉa hè chào đón khách du lịch địa phương.
Các cửa hàng lưu niệm trên khắp Manhattan từng có thể đón tới 30 khách hàng mỗi tiếng, giờ đây chẳng bói ra người mua những chiếc vali, đồ trang sức và áo phông "I ❤ NY" đặc trưng.
Anh Prince Mahamud, người quản lý một cửa hàng lưu niệm ở khu Chinatown, cho biết, "Nếu không có khách du lịch, tôi chẳng có việc gì làm. "Quà lưu niệm dành cho khách du lịch", anh nói khi nâng một bức tượng Nữ thần Tự do bằng nhựa màu xanh lá cây lên. "Chẳng có người New York nào mua cái này cả".
Một ngành công nghiệp "chao đảo"
Theo NYC & Company, cơ quan tiếp thị du lịch của thành phố, vào năm 2019, ngành du lịch của New York đã đánh dấu năm tăng trưởng thứ 10 liên tiếp, thu về gần 7 tỷ USD tiền thuế, đồng thời hỗ trợ hơn 403.000 việc làm.
Thế nhưng dòng khách du lịch và dòng tiền mà họ mang đến đã đã cạn kiệt vào tháng 3. Không có địa điểm du lịch nào thoát khỏi tình cảnh này.
Quan chức phụ trách kiểm toán và tài chính của thành phố New York, Scott M. Stringer, cho biết: "Hoạt động du lịch đã giảm mạnh, các sự kiện lớn nhất mùa hè bị hủy bỏ, sân khấu Broadway không còn sáng ánh đèn, các khách sạn, nhà hàng cũng giảm công suất hoạt động".
Tính đến tháng 8, văn phòng kiểm toán thành phố dự báo New York sẽ mất ít nhất 1,5 tỷ USD trong tất cả doanh thu du lịch chịu thuế cho năm 2021. Trên toàn quốc, Hiệp hội Lữ hành Mỹ dự báo chi tiêu cho du lịch quốc tế sẽ giảm 75% vào cuối năm, từ 155 tỷ USD trong năm 2019 xuống 39 tỷ USD.
"Du lịch trong thành phố, đặc biệt là du lịch quốc tế, sẽ không trở lại mức như trước đại dịch cho đến khi việc đi lại thực sự an toàn, và nhiều cửa hàng, nhà hàng không thể tồn tại trong tình trạng kinh doanh thua lỗ kéo dài", ông Stringer nói, đồng thời bổ sung rằng "sự hỗ trợ lớn của liên bang" là cần thiết để giải quyết vấn đề mang quy mô to lớn này.
Sự hoang vắng của Quảng trường Thời đại
Những tác động mất mát của thành phố có thể nhìn thấy rõ nhất ở Quảng trường Thời đại, nơi hoạt động kinh doanh dựa vào khách du lịch. Các biển quảng cáo vẫn nhấp nháy, nhưng nhiều điểm tham quan hàng đầu và các dãy cửa hàng bán lẻ và nhà hàng đã đóng cửa. Không có đám đông thường ngày, ánh đèn rực rỡ của khu phố chỉ đơn thuần làm nổi bật sự trống trải của không gian.
Quảng trường Thời đại thưa thớt người vì đại dịch COVID-19. (Nguồn: The New York Times)
Khu vực Quảng trường Thời đại sử dụng khoảng 180.000 lao động, cung cấp 15% sản lượng kinh tế của thành phố và tạo ra 2,5 tỷ USD doanh thu thuế, theo dữ liệu năm 2016 do Liên minh Quảng trường Thời đại, một nhóm thương mại địa phương thu thập.
Trước đại dịch, khoảng 380.000 người đi bộ đi qua khu vực này mỗi ngày, con số lên tới 450.000 vào những ngày cao điểm. Trong thời gian thành phố ngừng hoạt động, số lượng người đi bộ tại quảng trường đã giảm hơn 90% và hiện tại, mặc dù đã tăng lên, lưu lượng người đi bộ vẫn giảm 72% so với cùng kỳ năm ngoái.
Khách sạn Algonquin tại New York, Mỹ, vẫn đóng cửa do đại dịch COVID-19. (Nguồn: The New York Times)
Trong số 46 khách sạn trong khu vực, ít nhất 26 khách sạn - bao gồm cả Hilton với 478 phòng ở Quảng trường Thời đại - đã đóng cửa. 48/151 cửa hàng bán lẻ, 90/162 nhà hàng cũng chịu chung số phận.
Một điểm thu hút khách du lịch là sân khấu Broadway. Hằng năm, các buổi biểu diễn đóng góp hơn 15 tỷ USD cho nền kinh tế địa phương và hỗ trợ 97.000 việc làm. Năm nay, sau khi đóng cửa vào tháng 3, các buổi biểu diễn có kế hoạch hoạt động trở lại sớm nhất là đến năm 2021.
Con đường phục hồi có thể kéo dài
Ở khu người Hoa tại thành phố New York, du khách từng khám phá những con phố nhộn nhịp với chợ cá, quầy trái cây, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh địa phương. Các cửa hàng tiện ích và quầy lưu niệm nằm dọc trên phố Canal, bày bán đồ chơi công nghệ cao và các bức tượng nhỏ.
"Bình thường có rất nhiều người ở đây, giờ hãy nhìn xem, chẳng ai đến đây cả", anh Mahamud, chủ cửa hàng trên phố Canal cho biết.
Anh Mahamud đã giảm giá hầu hết các sản phẩm để cố gắng cải thiện hoạt động kinh doanh. Cây bút 5 USD, hiện anh bán với giá 3 USD. Những món đồ chơi trị giá từ 20 USD được anh bán với giá 5 USD. Công việc kinh doanh từng giúp anh thu về khoảng 2.000 USD một ngày, nhưng giờ anh cho biết, mỗi ngày chỉ kiếm được khoảng 200 - 240 USD.
"Tôi hy vọng đến Giáng sinh, tình hình sẽ bình thường trở lại", anh nói. "Nhưng nếu mọi người không có tiền, họ sẽ không mua. Mọi người đang phải vật lộn để trả tiền thuê nhà và mua thực phẩm. Vì vậy, họ sẽ không đến đây".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!