Khi bắt đầu tìm hiểu về tiếng Trung, bạn sẽ bị thắc mắc không biết tại sao tiếng Trung lại được chia ra giản thể và phồn thể? Phân biệt giữa tiếng Trung phồn thể và giản thể là như thế nào?
Đài Loan dùng tiếng Trung phồn thể hay giản thể?
Đài Loan sử dụng tiếng Trung phồn thể.
Chính phủ Đài Loan không khuyến khích việc sử dụng các ký tự giản thể trong các tài liệu của chính phủ và các cơ sở giáo dục, vì thế tiếng Trung giản thể chưa bao giờ được sử dụng tại Đài Loan. Tuy nhiên, một số người Đài Loan vẫn có thể hiểu được các ký tự giản thể. Tuy nhiên vẫn có một số biến thể được đơn giản hóa từ nét viết tay dân gian thời cổ đại, được xem như là biến thể không chính thức (俗字).
Do Đài Loan sử dụng tiếng Trung phồn thể nên các bạn học sinh, sinh viên có dự định du học tại đây cũng cần chú ý học tập loại ngôn ngữ này để quá trình nộp hồ sơ ứng tuyển cũng như hành trình du học được thuận lợi hơn.
Ngoài ra, hiện tại ở Đài Loan, cùng với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa, việc sử dụng tiếng Anh cũng tương đối phổ biến. Vì vậy, để chuẩn bị tốt trước khi đến du học tại đây, ngoài việc học tiếng Trung phồn thể, việc biết một chút tiếng Anh cũng sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều.
Như vậy, thông qua bài viết trên, chúng ta đã tìm được đáp án cho câu hỏi “Đài Loan sử dụng tiếng Trung Phồn thể hay giản thể?”. Hy vọng bạn đã có được những thông tin cần thiết cho mình. Taiwan Diary xin chúc bạn sẽ học tập tiếng Trung phồn thể thật hiệu quả!
Tham gia trang Tự học tiếng Trung phồn thể hoặc nhóm Luyện thi TOCFL – Học Tiếng Trung Phồn Thể để xem nhiều bài viết chia sẻ kiến thức tiếng Trung và thông tin du học Đài Loan nha !
TIẾNG TRUNG PHỒN THỂ: TUỔI, SỐ ĐẾM, THỜI GIAN
Tiếng trung Phồn thể là loại ngôn ngữ được sử dụng tại Đài Loan. Để đáp ứng nhu cầu tự học tiếng Trung của các bạn. Taiwan Diary sẽ đăng các bài viết liên quan đến tiếng Trung phồn thể.
Các bài đăng sẽ theo từng chủ đề, từ dễ đến khó để các bạn có thể tự học một cách tốt nhất. Nếu cá c bạn học theo các chủ đề này một cách nghiêm túc. Tin rằng các bạn có thể đạt được điểm tốt trong các kỳ thi TOCFL. Đồng thời cũng tăng khả năng xin học bổng du học Đài Loan hơn.
Đối với các số từ 11 đến 19 ta đọc số 10 (十) trước rồi đọc các số từ 1 đến 9 phía sau.
Đối với số tròn chục, ta đọc các số từ 1 đến 9 phía trước và đọc số 10 ở phía sau.
Số đếm hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn
起床 qǐ chuáng: ngủ dậy, thức dậy
打算 + Động từ (V): Định, dự định làm việc gì đó
Du học Đài Loan hiện nay đang được rất nhiều bạn học sinh, sinh viên Việt Nam quan tâm đến. Khi đi du học đến một quốc gia, việc nắm rõ và sử dụng được ngôn ngữ mà người dân bản địa sử dụng là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, vẫn rất nhiều bạn thắc mắc rằng Đài Loan dùng tiếng Trung phồn thể hay giản thể trong giao tiếp đời sống thường nhật. Trong bài viết này, Taiwan Diary sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này nhé!
Tiếng Trung phồn thể (繁體漢字/正體漢字) hay còn gọi là tiếng Trung chính thể là bộ chữ Hán tiêu chuẩn đầu tiên của tiếng Trung, đây là một trong hai bộ chữ Hán tiêu chuẩn dùng trong các văn bản Trung Quốc đương đại, bộ chữ Hán còn lại là chữ Hán giản thể. Dạng chữ viết phồn thể hiện nay đã xuất hiện lần đầu cùng với các văn bản ghi chép thời nhà Hán và ổn định từ thế kỷ V trong thời Nam Bắc Triều.
Tiếng Trung phồn thể là sự bao hàm văn hóa – tư tưởng của người Trung Quốc xưa. Mỗi kí tự đều tượng trưng cho một câu chuyện trong cuộc sống.
Từ thế kỷ thứ 2, Hán tự phồn thể bắt đầu hình thành cùng lúc với sự xuất hiện của các thể loạn văn tự trong thời nhà Hán và dần ổn định từ thế kỷ thứ 5 (thời Nam Bắc triều).
Theo truyền thuyết Trung Hoa, chữ Hán được tạo ra bởi Thương Hiệt – một nhân vật thần thoại có 4 mắt, được cho là Sử quan của Hoàng đế và đảm nhận trọng trách sáng tạo ra chữ viết để ghi lại thông tin về các thị tộc. Sau đó, Thương Hiệt bắt đầu nghiên cứu các vật thể xung quanh để tìm ra đặc điểm đặc biệt có thể phân biệt nó với các vật thể khác sau đó ghi lại chúng dưới dạng các ký tự tượng hình và dần phát triển thành Hán tự.
Trong những giai đoạn tiếp theo, chữ Hán phồn thể được coi là tiêu chuẩn chữ viết và văn học của toàn lãnh thổ Trung Quốc và một số quốc gia khác cho đến giữa thế kỷ 20, trước khi các quốc gia sử dụng Hán tự tiến hành cải cách hệ thống chữ viết của mình.
Từ “tiếng Trung phồn thể” được sử dụng để phân biệt các ký tự truyền thống với các ký tự tiếng Trung giản thể, một bộ ký tự tiêu chuẩn được giới thiệu vào những năm 1950 bởi chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Trung Quốc Đại lục.
Tiếng Trung giản thể (简体汉字) là bộ chữ Hán được chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tạo ra sau khi thành lập nước, nhằm thay thế tiếng Trung phồn thể trong văn viết tiếng Trung. So với tiếng Trung phồn thể thì tiếng Trung giản thể đơn giản và dễ học hơn do đã được lược bỏ đi nhiều nét phức tạp.
Năm 1955, Trung Quốc bắt đầu đơn giản hóa từ tiếng Trung phồn thể dựa theo “Phương án giản hoá chữ Hán”. Năm 1964, “Tổng bảng chữ Hán” được công bố, với khoảng 2.200 tiếng Trung giản thể. Hiện nay bản in năm 2013 của “Bảng chữ Hán thường dùng mẫu mực” là bảng chữ Hán giản thể mới nhất ở Trung Quốc, với khoảng 2.500 chữ.